Nghiên cứu khoa học

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG JRAI

19/05/2015 12:35:12 CH - Lượt xem: 6798

( Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng JRai theo chương trình của Bộ GD&ĐT)

                                                                                                                                                       Th.s Chử Lương Đào

                    Người Jrai thuộc dòng Nam đảo, với ngôn ngữ hệ Malayo Polinexia, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở tỉnh Gia Lai: 399.127 người ( theo thống kê năm 2013). Họ cư trú tập trung ở khu vực xung quanh thành phố Plei Ku, chư Sê, Chư Pứ, Phú Thiện, Ayun Pa, Ia Pa, Krông pa, Chư Pả, Iagrai, Đức Cơ, Chư Prông…

          Người Jrai có 5 nhóm: Chor, Mơ thu ( ở Ayun Pa, Krong Pa) A rap( giáp Kon Tum) Tơ Boăn ( vùng biên giới với Cam pu chia) Hơ Đung ( xung quanh Plei Ku)

          Theo truyền thuyết, tất cả người Jrai là con cháu của nàng Hơ Bia. Khi nàng mang thai, ngủ dưới gốc cây Phun Siu thì sinh ra họ Siu; đẻ dưới gốc cây um tùm Brang Rơ com sinh ra họ Rơ com; nàng đau quá phải ôm gốc cây Rơ ma sinh ra họ Rơ ma; nàng đẻ trên đường đi sinh ra họ Rơ lan,; đẻ dưới gốc cây tre sinh ra họ Rơ ô; đẻ dưới bóng cây Kpala sinh ra họ Kpa; đẻ dưới bóng cây Hieo và dưới gốc đa trăm tuổi sinh ra họ Nay…

          Vua Nước, vua Lửa ( ở Phú Thiện, hiện nay còn vua Lửa Siu Luynh)

          Anh hùng: Kpa Kơ Long, Kpa Ó, A Sanh

          Trí thức: Nay Der, Kso Ní, Kso Krơn, Nay Phin...

          Nghệ sĩ: Y Rơn, Nay Pha, Nay Nô, Siu Phích, Rơ Chăm Peng...

          Không gian văn hóa cồng chiêng- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại- UNESCO 2009.

  1. Văn hóa vật chất
  1. Nông nghiệp
  • Người Jrai lấy kinh tế trồng trọt làm gốc.( lúa, bắp,mì)

 +Dụng cụ: cuốc( chong, achong)xưa kia làm bằng xương bả vai trâu, bò; dao ( rboc, tga) và rìu( giông)

  +Địa điểm: các hma ( rẫy, ruộng, vườn)

   + Thu hoạch: tuốt lúa bằng tay ( truyền thống. Ngày nay là liềm và máy gặt)

  • Chăn nuôi

 + Vật nuôi: trâu, bò, lợn, gà, chó, dê, ngựa, voi…

  + dùng để phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo và trao đổi hàng hóa.

  • Các nghề phụ: mộc, dệt, đan lát, rèn…
  1. Kinh tế chiếm đoạt: săn bắn ( cá nhân, nhóm, tập thể với các công cụ: ná, lao, giáo, bẫy…) hái lượm ( rau, măng), đánh, xúc cua, cá…

          Các sản phẩm lao động được phân phối theo nguyên tắc bình quân tuyệt đối. Vi phạm nguyên tắc này là có tội với thần linh, đe dọa sự sống của cả làng. Tư tưởng công bằng, bình quân chủ nghĩa còn tồn tại đến nay, cả mặt tích cực và tiêu cực. Vd các chương trình hỗ trợ của Nhà nước với vùng 3 đặc biệt khó khăn, bình xét hộ nghèo…người được thụ hưởng lấy gạo, tấm lợp…về dồn chung lại, chia dều cho cả làng (!)

  1. Nhà cửa
  • Nhà sàn, lợp gianh, cửa chính quay về hướng Bắc. Bố trí chỗ ăn nghỉ đậm màu sắc mẫu hệ ( khách lạ không được vào óc- nơi dành cho vợ chồng chủ nhà)
  • Một số vùng có nhà rông, 1 số không có.
  1. Đồ ăn, thức uống
  • Cơm tẻ; muối giã ớt; canh rau rừng có thể trộn thêm tép, thịt; cà đắng; cá thịt nướng…
  • Rượu ghè
  • Thuốc lá
  1. Trang phục
  • Đàn ông ở trần hoặc mặc áo chui đầu, mở ngực (ngắn tay) và đóng khố.
  • Phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ và váy.
  • Các màu chủ đạo: đen, đỏ, trắng…( xem thêm: hoa văn Jrai)
  1. Tổ chức và quan hệ xã hội

 -Làng ( Plei). Mỗi làng là một đơn vị xã hội- văn hóa chỉnh thể. Làng gồm các hộ gia đình, có hội đồng già làng và đứng đầu là chủ làng ( Pơ tao, Pơ tâu) Nguyên tắc sống ở làng là công bằng, dân chủ. Cá nhân tôn trọng cộng đồng, luật tục của làng và cộng đồng làng tôn trọng mỗi cá nhân. Việc chung của làng hay việc riêng của cá nhân, gia đình đều được mọi người quan tâm và tự giác đóng góp, tham gia. Người Jrai khi mới làm quen thường hay hởi: “ Anh (chị) ở làng nào?” Người Jrai hiếu khách, chăm lao động, ghét thói làm biếng, ăn cắp; tôn trọng quyền khai phá ban đầu và tài sản cá nhân. Họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác nhưng ăn cắp, dù là vật không giá trị gì là điều cấm kị. Nếu vì lí do phạm tội nào đó bị đuổi khỏi làng là điều nhục nhã nhất.

+ Lí do dời làng ( ) chọn đất dựng làng ( )

+ Đặt tên làng: thường theo mẫu “ Plei +…”, theo tên núi ( chư) hoặc sông suối( Ia) Phía Đông- Nam có nơi đặt tên theo người khai sáng, thành lập ( Vd: Plei Ơi Nu- KRP, Buôn Ma Hoang- AYP)

+ Vượt qua làng để có những cộng đồng lớn hơn là những Tơ ring ( liên minh giữa các làng, chủ yếu về mặt quân sự)

  • Xử kiện

Trong làng có những mâu thuẫn, tranh chấp, nghi ngờ, nếu hai bên không tự hòa giải được thì sẽ phải đem ra cho làng xử.

+ Các phép thử, bói ( dù may rủi, không có căn cứ, nhiều khi oan sai nhưng vẫn được mọi thành viên chấp nhận. Bên cạnh pháp luật của nhà nước còn có luật tục của làng, của dân tộc. Có nhiều vụ, Tòa án huyện xử rồi, về làng vẫn xử lại)

+ Hình phạt: Bêu riếu, sỉ nhục ( trói giữa sân làng cho mọi người phỉ nhổ, nếu loạn luân ( a găm) bắt cởi truồng vục đầu vào máng heo ăn cơm…); bồi thường bằng của cải; tạ lỗi với thần linh.

  1. Hôn nhân và gia đình

 

_ Theo mẫu hệ. Con trai khi kết hôn sẽ về ở nhà vợ. Người phụ nữ quản lí mọi việc trong gia đình.

 - Mọi thành viên trong gia đình thương yêu nhau. Cha mẹ dạy con cái chủ yếu bằng nêu gương hành động. Nói ít làm nhiều. Người phụ nữ được chăm sóc chu đáo trước và sau khi đẻ.( Nếu có người chết vì đẻ khó sẽ phải dời làng) Khi hôn nhân tan vỡ (ít xảy ra) người phụ nữ sẽ đập phá bếp lửa hoặc lấy rựa chém vào cột nhà.

  1. Ma chay
  • Nghĩa địa nằm ở phía tây của làng.
  • Nhà mồ và tượng mồ. Các đề tài, chức năng, hình thức, chất liệu tượng. Quá trình làm tượng.
  • Tục chôn chung
  • Trong tháng đầu, người nhà mang đồ ăn thức uống ra mộ. Có nơi còn làm ống nứa thông với quan tài để bỏ thức ăn xuống.
  • Giỗ 1 tháng ( họa mnoi) mổ lợn ăn ngay tại nhà mồ.  Sau giỗ này, người nhà chỉ ra thăm mộ một và tháng một lần.
  •  Lễ Pơ thi ( bỏ mả) ( xem: Chử Anh Đào- Lễ Pơ thi của người Jrai- VHDG.2/86.tr 72)
  1. Văn hóa tinh thần

  Thế giới quan của người Jrai là vạn vật hữu linh.

  Thế giới có ba tầng: Giàng- người và ma quỉ ( A tâu).

  • Giàng có nhiều loại ( ) 3 loại được tôn trọng nhất:

+ Giàng sang: những thần giúp con người dựng được nhà.

+ Giàng Ala Bôn ( thần làng) và Giàng Pên Ia ( thần nước)

+ giàng Pơ tao. Đứng đầu là vua Nước, vua Lửa. Họ thực chất là cầu nối giữa con người và thần linh, là những thầy cúng cầu mưa thuận gió hòa. Triều Nguyễn gọi họ là Hỏa xá và Thủy xá.

  • Người có hồn và khi chết biến thành ma.
  1. Kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian Jrai

 ( Mục này thực chất thuộc mục B nhưng người viết tách ra để tiện theo dõi)

          Cũng như người BN, người Jrai là chủ nhân của kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc và độc đáo.Nó là một thực thể sống và là bộ phận quan trọng làm nên văn hóa tộc người.

          Cũng như VNDG của các tộc người khác, VH,VNDG Jrai cũng đầy đủ các thuộc tính : tập thể, diễn xướng, nguyên hợp và dị bản, với 2 chức năng đầu tiên là nhận thức và thẩm mĩ.

  1. Văn học dân gian

- Các thể loại: sử thi, truyện cổ, ngụ ngôn, truyện cười, câu đố…( sử thi “ Bài ca nàng Hơ Bia Đrang”- bản thảo, chưa công bố; truyện cổ do Chử Anh Đào và một số người khác sưu tầm, biên dịch; Câu đố do Nguyễn Quang Tuệ sưu tầm.)

- Nội dung: giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội; ca ngợi những anh hùng khai sáng; bài học về kinh nghiệm sống, đấu tranh, lao động sản xuất…

- Về hình thức thể hiện: các tác phẩm sưu tầm được còn ở dạng nguyên sơ, chưa bị trau chuốt, gọt rũa, làm mới như của người Việt. Các biện pháp tu từ ( so sánh, trùng điệp, phóng đại…) gần gũi với môi trường sống, thể hiện lối tư duy tuy còn như đơn giản nhưng tế nhị, thâm thúy, sâu xa. Vd cách tả chân dung nhân vật Hơ Bia Đrang.

2. Lễ hội

a. Lễ hội nông nghiệp

- Lễ plách hma ( thức ruộng,rẫy) khi lúa thì con gái, địa điểm: trên rẫy.

- Lễ nhập lúa vào kho.

b. Lễ hội đời người

- Lễ đặt tên

- Lễ thổi tai

- Các lễ cưới hỏi

- Tang ma…Lễ Pthi…

c. Lễ hội cộng đồng

- Dựng làng

- Cúng nhà rông

- Mừng chiến thắng

        Với một số lễ hội lớn, quan trọng như mừng nhà rông, Pthi...dân làng tổ chức " ăn trâu" ( đâm trâu) Đêm trước đâm trâu, người ta " khóc tiễn trâu". Đây là một giá trị văn hóa tộc người. ( Trao đổi thêm với một số ý kiến khác)

3. Tạo hình dân gian

- Hoa văn trang trí  ở công cụ lao động, vũ khí, áo, váy, khố, nhà cửa …

- Tượng và tượng mồ: mục đích, chất liệu, chức năng, đề tài, quá trình chế tác…

4. Âm nhạc và múa ( )

        Nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống

Lí do:

 - Khách quan: Điều kiện kinh tế- xã hội thay đổi. Rừng và môi trường bị tàn phá. Các phương tiện phục vụ đời sống phong phú, hiện đại. Đời sống được cải thiện…( Có người đã nhận xét: văn hóa Tây nguyên là văn hóa rừng.Rừng bị mất sẽ kéo theo sự biến mất của văn hóa truyền thống)

 - Chủ quan: + Ý thức giữ gìn, bảo vệ văn hóa dân tộc của chính các thành viên dân tộc còn yếu. Một số người có ý thức đó nhưng lực bất tòng tâm do tuổi tác, tài chính. Chính sách của nhà nước nhiều nhưng sự đầu tư tài chính chưa thương xứng.

                 + Thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ của đại bộ phận lớp trẻ ( từ sau 1975) đã thay đổi, nhất là việc tiếp thu không chọn lọc các hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống( trang phục, sinh hoạt,âm nhạc,múa…) Các tệ nạn xã hội, các vụ phạm pháp có chiều hướng gia tăng.

         

 Tài liệu tham khảo

  1. Chử Anh Đào- Hệ thống mô tip trong truyện cổ dân gian Jrai, Bah Nar ở tỉnh Gia Lai- Sở KH&CN GL.1998.

 2.Henri Maitre- Rừng người Thượng- NXB Tri thức- H.2008

  3.Nguyên Ngọc- Bạn bè tôi ở trên ấy- NXB Trẻ.2013

  4.Đặng Nghiêm Vạn ( chủ biên)- Các dân tộc tỉnh Gia Lai- Công Tum- NXB KHXH-H.1981

  5.Nhiều tác giả- Địa chí Gia Lai- NXB VHDT- H.1999

CÁC TIN KHÁC
Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Thư viện ảnh
Hỗ trợ online
thaiha0511@gmail.com
Hotline: 02693877244
phonghcqtc38@gmail.com
Hotline: 02693877351
Lượt truy cập
Online: 157 | Thống kê: 1003865
Liên kết website
Bản quyền (C) 2013 thuộc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
Điện thoại: 0593.877.244 - Fax: 3877312. Email: cdspgialai@cdspgialai.edu.vn
Giấy phép số 383754/GP - BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 03/03/2013
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Địa chỉ: 126 Lê Thánh Tôn - T.P Pleiku - Gia Lai
Ghi rõ nguồn gốc "Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai" khi phát hành lại thông tin từ website này
Các trang sẽ mở ra tại cửa sổ mới. Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.