Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai, được tổ chức và hoạt động theo những quy định sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích Quy chế
Quy chế này được xây dựng nhằm mục đích:
- Tạo cơ sở cho nhà trường xây dựng cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự phù hợp yêu cầu công tác và bảo đảm nguyên tắc pháp chế.
- Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, cá nhân trong trường, giúp cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ trong quá trình công tác.
- Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với điều kiện nhà trường, giúp cho bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả, có nề nếp, kỷ cương, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Cơ sở xây dựng Quy chế
- Cơ sở pháp lý: Quy chế này được xây dựng trên cơ sở của các văn bản sau:
- Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 14/2009/BGDĐT ngày 28 tháng 05 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quyết định số 97-HĐBT ngày 27 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc công nhận Trường Cao đẳng Sư phạm Gialai - Kontum.
- Hướng dẫn số 15-HD/BTCTU ngày 04 tháng 07 năm 2008 của Ban Tổ chức tỉnh ủy Gia Lai hướng dẫn thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ; quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử (Hướng dẫn 15/BTCTU).
- Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 07 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của tỉnh (Quyết định 23/UBND tỉnh).
- Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy định quản lý công tác tổ chức, cán bộ ở tỉnh (Quyết định số 04/UBND tỉnh).
- Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 06 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai (Quyết định số 83/UBND tỉnh).
- Công văn 367/SGD ĐT-TCCB ngày 07 tháng 10 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai về việc Hướng dẫn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý (Công văn 367/SGD ĐT).
- Các văn bản khác của trung ương và địa phương có liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Cơ sở thực tế: Tình hình thực tế về tổ chức và hoạt động của nhà trường hiện nay.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định một số nội dung cụ thể làm cơ sở cho công tác tổ chức và hoạt động của nhà trường như sau: tên trường; sứ mệnh và tầm nhìn của trường; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường; cơ cấu tổ chức của trường; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức và của người đứng đầu các tổ chức trong trường; các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nhiệm vụ và quyền của giảng viên, nhân viên; nhiệm vụ và quyền của người học; tài sản và tài chính; quan hệ công tác trong trường và chế độ làm việc; quan hệ giữa nhà trường và xã hội; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Những nội dung không được đề cập trong quy chế này, được điều chỉnh bằng các quy định chung của Nhà nước, Điều lệ trường cao đẳng và quy định của các cấp có thẩm quyền ở địa phương tỉnh Gia Lai.
2. Đối tượng áp dụng: Các cán bộ, giảng viên, nhân viên (kể cả giảng viên, nhân viên hợp đồng, thỉnh giảng) và sinh viên, học sinh, học viên đang công tác, học tập tại trường.
Chương II
TÊN TRƯỜNG; SỨ MỆNH, TẦM NHÌN;
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 4. Tên trường
- Tên tiếng Việt: TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI
- Tên tiếng Anh: GIA LAI JUNIOR COLLEGE OF EDUCATION
Điều 5. Sứ mệnh của trường
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng từ bậc Mầm non đến Trung học cơ sở, cán bộ quản lý giáo dục và nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực khác có chất lượng cao; tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phục vụ cho sự phát triển giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai và khu vực Tây Nguyên.
Điều 6. Tầm nhìn của trường
Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đến năm 2015 trở thành trường cao đẳng đa ngành. Mở rộng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ra nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Gia Lai và góp phần tích cực vào sự phát triển chung của khu vực Tây Nguyên.
Điều 7. Nhiệm vụ của trường
- Đào tạo đội ngũ giáo viên từ bậc Mầm non đến Trung học cơ sở có trình độ cao đẳng, trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh Gia Lai.
- Đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp một số ngành nghề ngoài sư phạm nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực của địa phương.
- Tổ chức bồi dưỡng, chuẩn hóa chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức địa phương về ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc Jrai, Bahnar và một số chương trình khác theo yêu cầu.
- Thực hiện nội dung chương trình, phương thức đào tạo và tổ chức các hoạt động đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bảo đảm chất lượng đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng tốt yêu cầu xã hội.
- Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên, nhân viên dưới nhiều hình thức, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chuyển giao, phổ biến các thành tựu nghiên cứu khoa học để áp dụng vào sản xuất, đời sống, vào công tác giáo dục, đào tạo tại địa phương và cả nước. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Phát triển quan hệ liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ từ trung cấp đến đại học nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ chính trị trong quan hệ hợp tác quốc tế.
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hoạt động tài chính của nhà trường.
- Quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên theo sự phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai. Trên cơ sở quy hoạch, tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên cân đối về cơ cấu, đủ về số lượng, đạt tỷ lệ sau đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong người học và trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường.
- Quản lý, sử dụng đất đai, tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Giữ bí mật quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường.
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao.
Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của nhà trường
- Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng của Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục của tỉnh Gia Lai.
- Xây dựng chương trình đào tạo, chương trình chi tiết, biên soạn giáo trình, lập kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức tuyển sinh, các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đăng ký, thực hiện các đề tài khoa học cấp ngành, tỉnh, bộ, nhà nước. Thực hiện các dự án theo kế hoạch do cấp trên giao. Ký kết và thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ. Xuất bản các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình ... theo quy định của Luật Xuất bản, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Huy động, quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và việc làm, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng và công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ.
- Được nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế, hoạt động sự nghiệp có thu để xây dựng cơ sở vật chất của trường, đầu tư phát triển nâng cao trình độ đội ngũ, tài trợ cho các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với con, em gia đình thuộc diện chính sách, các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện.
- Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất; được thuê đất, vay vốn và được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Chủ động lập kế hoạch và đề xuất với cơ quan chủ quản về cơ cấu tổ chức của trường, tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên; thành lập và giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị dịch vụ của nhà trường theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức các hoạt động của nhà trường tại các cơ sở đã đăng ký và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 9. Trách nhiệm dân sự của trường
- Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động bằng nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu từ một số hoạt động dịch vụ theo quy định của Nhà nước.
- Trường chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái quy định pháp luật.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
CÁC TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG; NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG
Điều 10. Cơ cấu tổ chức của trường
Cơ cấu tổ chức của trường gồm:
1. Hội đồng trường;
2. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;
3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
4. Các phòng, ban chức năng và cơ sở phục vụ đào tạo;
4.1. Các phòng, ban chức năng (08 đơn vị)
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Phòng Công tác học sinh - sinh viên.
+ Phòng Đào tạo.
+ Phòng Hành chính - Quản trị.
+ Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục.
+ Phòng Tài vụ.
+ Phòng Thanh tra.
+ Ban Đào tạo Vừa làm vừa học.
4.2. Các cơ sở phục vụ đào tạo (03 đơn vị)
+ Ban Quản lý Khu nội trú.
+ Tổ Quản trị mạng và thiết bị dạy học.
+ Tổ Thư viện.
- Đứng đầu các phòng, ban, cơ sở phục vụ đào tạo là Trưởng phòng, ban hoặc Tổ trưởng. Giúp việc quản lý cho các Trưởng phòng, ban, Tổ trưởng là các Phó trưởng phòng, ban, Tổ phó.
- Tùy theo yêu cầu công tác của từng thời kỳ, nhà trường có thể thành lập các phòng, ban chức năng và các tổ chức, cơ sở phục vụ đào tạo phù hợp.
5. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường (7 khoa và 2 bộ môn)
+ Khoa Tự nhiên.
+ Khoa Xã hội.
+ Khoa Ngoại ngữ.
+ Khoa Thể dục - Nhạc - Họa.
+ Khoa Tiểu học.
+ Khoa Giáo dục Mầm non.
+ Khoa Cán bộ quản lý giáo dục.
+ Bộ môn Tâm lý - Giáo dục.
+ Bộ môn Lý luận Chính trị.
- Đứng đầu khoa là Trưởng khoa. Giúp việc quản lý cho Trưởng khoa là các Phó Trưởng khoa. Ngoài ra còn có các Trợ lý.
- Mỗi khoa có thể bao gồm nhiều bộ môn. Đứng đầu các bộ môn trực thuộc khoa là Trưởng bộ môn.
- Đứng đầu các bộ môn trực thuộc trường là Trưởng bộ môn. Giúp việc quản lý cho Trưởng bộ môn là Phó Trưởng bộ môn. Ngoài ra còn có các Trợ lý.
Tùy theo tính chất, đặc trưng của các ngành đào tạo, chuyên môn phụ trách, trong từng thời kỳ nhà trường có thể thành lập các khoa và bộ môn phù hợp.
6. Đảng bộ cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
7. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường
Gồm có: Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Học sinh - sinh viên.
Điều 11. Hội đồng trường
1. Hội đồng Trường Cao đẳng Sư Phạm Gia Lai là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng Trường phải được Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai công nhận.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Trường:
a) Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của trường bao gồm dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn;
b) Quyết nghị về dự thảo quy chế mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của trường; xem xét phê chuẩn các kiến nghị liên quan đến việc thành lập hoặc đình chỉ các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo trước khi Hiệu trưởng quyết định hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt;
c) Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu cơ quan quản lý có thẩm quyền những người có đủ khả năng làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; lấy phiếu tín nhiệm đột xuất hoặc giữa nhiệm kỳ, đề xuất miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; quyết định những vấn đề tổ chức, nhân sự của nhà trường;
d) Thông qua danh sách Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các hội đồng tư vấn khác;
đ) Quyết nghị chính sách tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ các nguồn kinh phí của trường; chính sách về hoạt động khoa học và công nghệ của trường;
e) Chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về các hoạt động của nhà trường; xây dựng chính sách, cơ chế nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng;
g) Ban hành các quy định về hoạt động của Hội đồng Trường;
h) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên định kỳ hoặc đột xuất.
3. Hội đồng Trường có số thành viên là một số lẻ, tối thiểu là 11 người, tối đa là 15 người, bao gồm các thành viên đương nhiên, thành viên cử và thành viên bầu:
a) Thành viên đương nhiên là Hiệu trưởng, Bí thư đảng ủy và Chủ tịch công đoàn trường;
b) Các thành viên cử là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, cựu sinh viên, giới tuyển dụng, các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý và phát triển giáo dục, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Số lượng thành viên cử: từ 1 đến 2 thành viên.
c) Các thành viên bầu là đại diện cho tập thể giảng viên, cán bộ quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội trong trường và đại diện của sinh viên từ năm thứ 2 trở lên;
4. Nhiệm kỳ của các thành viên: các thành viên đương nhiên theo nhiệm kỳ chức vụ, các thành viên khác có nhiệm kỳ từ 1 đến 5 năm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước đối với những thành viên ngoài trường. Hằng năm, Hội đồng Trường tổ chức bầu bổ sung các thành viên là cán bộ, giảng viên không còn công tác, sinh viên đã ra trường để đảm bảo Hội đồng Trường luôn hoạt động ổn định ngay cả khi chuyển giao nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, những vị trí khuyết, thiếu được xem xét bổ sung tại các phiên họp của Hội đồng Trường.
5. Hội đồng Trường họp ít nhất 1 lần trong một học kỳ, bao gồm các cuộc họp thường kỳ và cuộc họp bất thường; cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự; các quyết nghị của Hội đồng Trường chỉ có giá trị khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng nhất trí.
6. Trường xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng trường; quy trình bầu cử, chỉ định, công nhận các thành viên Hội đồng Trường; tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Hội đồng, trình Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Điều 12. Chủ tịch Hội đồng Trường
1. Chủ tịch Hội đồng Trường là chuyên trách, không thuộc Ban Giám hiệu và do các thành viên của Hội đồng Trường bầu theo nguyên tắc đa số phiếu và được Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai công nhận.
2. Chủ tịch Hội đồng Trường phải là người có kinh nghiệm giảng dạy, quản lý trường cao đẳng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ từ thạc sĩ trở lên.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Trường:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Trường;
b) Chủ trì chuẩn bị chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng Trường;
c) Tổ chức việc thông qua quyết nghị của Hội đồng Trường;
d) Chỉ đạo việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng Trường sau khi được thông qua;
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường.
5. Chủ tịch Hội đồng Trường được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Trường. Các văn bản, quyết nghị của Hội đồng Trường do Chủ tịch Hội đồng Trường ký.
6. Trong quá trình hoạt động, nếu Chủ tịch Hội đồng Trường có hành vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định chấm dứt hiệu lực Quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng Trường.
Điều 13. Hiệu trưởng
1. Vị trí công tác
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai là người đại diện pháp luật của nhà trường; trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường theo quy định Nhà nước.
2. Tiêu chuẩn chức danh và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hiệu trưởng
Theo quy định tại Điều 39, Điều 41 của Điều lệ trường cao đẳng, Hướng dẫn 15/BTCTU; Quyết định 23/UBND tỉnh, Quyết định số 04/UBND tỉnh, Quyết định 83/UBND tỉnh, Công văn 367/SGDĐT.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Đại diện cho nhà trường trong mọi giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ký tên trong các văn bản do nhà trường ban hành.
- Quyết định mọi chủ trương và giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.
- Tổ chức xây dựng Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường, lấy ý kiến thông qua Hội đồng Trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Ban hành các quy định quản lý nội bộ khác như Quy chế dân chủ trong nhà trường, Chế độ làm việc của cán bộ, giảng viên, nhân viên và các nội quy khác phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước để bảo đảm các hoạt động của nhà trường có trật tự, nề nếp, kỷ cương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở, không để cho cán bộ, giảng viên, nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho các đối tượng đến giao dịch, làm việc, với người học.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của nhà trường được quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy chế này và các quyết nghị, kết luận của Hội đồng Trường.
- Căn cứ yêu cầu công tác, Hiệu trưởng phân công cho các Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng phụ trách điều hành một số lĩnh vực công tác cụ thể của nhà trường để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường, có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm thông qua Hội đồng Trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt; quản lý tài chính, tài sản; quyết định sử dụng nguồn vốn đúng mục đích đặt ra trong kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm các hoạt động thu, chi hợp pháp; công khai kế hoạch và kết quả các hoạt động tài chính.
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong trường.
- Thực hiện thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức vụ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai.
- Quyết định thành lập, giải thể, sát nhập, chia tách các đơn vị trong trường; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ Trưởng, Phó Trưởng các khoa, phòng và tương đương sau khi có chủ trương bằng văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai.
- Quyết định bổ nhiệm Trưởng bộ môn trực thuộc khoa; giao phụ trách tạm thời các đơn vị trực thuộc trường khi cần thiết theo đúng quy định.
- Lập kế hoạch nhu cầu biên chế hàng năm trình Sở Giáo dục và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đề nghị cấp trên tuyển dụng giảng viên, cán bộ, nhân viên còn thiếu hoặc thuyên chuyển số cán bộ, giảng viên, nhân viên dôi dư sang các cơ quan, đơn vị khác.
- Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế được giao cho các đơn vị trong trường. Quyết định phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân trong trường thuộc thẩm quyền quản lý của Hiệu trưởng. Điều động, thuyên chuyển cán bộ, giảng viên, nhân viên trong phạm vi nội bộ trường.
- Ký kết các loại hợp đồng: Hợp đồng làm việc đối với viên chức được tuyển dụng, hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng không thời hạn đối với giảng viên, nhân viên ... theo sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Ký kết các loại hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng giảng dạy có thời hạn, hợp đồng vụ việc, hợp đồng đào tạo bồi dưỡng, hợp đồng dịch vụ đào tạo, khoa học công nghệ, hợp đồng thuê mướn cơ sở vật chất ... theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và quy hoạch phát triển đội ngũ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ, nhân viên; chỉ đạo việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước và quy chế của nhà trường; thực hiện các công việc khác về công tác cán bộ trong phạm vi thẩm quyền theo sự phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo.
- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển trường và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức thi đua, thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường trong từng năm học.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức pháp luật, các hoạt động văn thể mỹ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, học sinh.
- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, cung ứng dịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển nhà trường.
- Triệu tập và chủ trì Hội nghị cán bộ viên chức, các cuộc họp cấp trường.
- Quyết định (hoặc đề nghị cấp trên) khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học.
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong trường; phòng chống cháy nổ và an toàn trong lao động.
- Thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật của Nhà nước, về phát ngôn, về khai thác, quản lý sử dụng mạng Internet trong cơ quan.
- Hiệu trưởng chịu sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở, chấp hành, thực thi các Nghị quyết của Đại hội đảng bộ và Đảng ủy, bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Khi vắng mặt, Hiệu trưởng có thể ủy quyền 1 Phó Hiệu trưởng điều hành giải quyết công việc của trường.
Điều 14. Phó Hiệu trưởng
1. Vị trí công tác
Là thành viên trong Ban Giám hiệu, giúp Hiệu trưởng trực tiếp tổ chức, quản lý và chỉ đạo một số mặt công tác của trường.
2. Tiêu chuẩn chức danh và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Hiệu trưởng
Theo quy định tại Điều 42 của Điều lệ Trường cao đẳng; Hướng dẫn 15/BTC TU; Quyết định 23/UBND tỉnh; Quyết định số 04/UBND tỉnh, Công văn 367/SGDĐT.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng
- Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường. Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác của trường theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết một số công việc khác do Hiệu trưởng ủy quyền.
- Chủ động giải quyết công việc thuộc phạm vi được phân công, ủy quyền theo chủ trương, kế hoạch chung của nhà trường, phù hợp với các quy định của Nhà nước, quy chế của nhà trường và chịu trách nhiệm về công việc đã giải quyết.
- Ký tên trên các loại giấy tờ, văn bản của nhà trường thuộc lĩnh vực phụ trách do Hiệu trưởng phân công, ủy quyền. Nếu công việc phụ trách có liên quan đến những phần việc không thuộc trách nhiệm của mình, Phó Hiệu trưởng cần trao đổi thống nhất với Hiệu trưởng trước khi ký.
- Được Hiệu trưởng ủy quyền giải quyết toàn bộ hoặc một phần công việc của nhà trường khi Hiệu trưởng vắng mặt. Khi giải quyết công việc được ủy quyền Phó Hiệu trưởng có quyền hạn và trách nhiệm như Hiệu trưởng.
- Có trách nhiệm báo cáo kịp thời tình hình và kết quả giải quyết công việc cho Hiệu trưởng.
Điều 15. Hội đồng Khoa học và Đào tạo
1. Chức năng
Hội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về:
- Mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ hàng năm của trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.
2. Nhiệm vụ
Được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
3. Cơ cấu tổ chức: Gồm:
- Chủ tịch hội đồng; Phó Chủ tịch hội đồng; Thư ký hội đồng và các Ủy viên.
- Ban Thường trực của hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký hội đồng.
4. Thành phần
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn trực thuộc trường; một số Trưởng phòng, Trưởng bộ môn trực thuộc khoa, giảng viên và cán bộ hoạt động khoa học – công nghệ của trường.
5. Quy trình thành lập
- Hội đồng Trường giới thiệu thành viên và tổ chức bầu thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường. Các thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nguyên tắc đa số phiếu. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau quyền quyết định thuộc về phía có phiếu của Hiệu trưởng. Thư ký hội đồng Khoa học và Đào tạo do Chủ tịch hội đồng giới thiệu và được Hội đồng biểu quyết thông qua.
- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Hàng năm, Chủ tịch hội đồng có thể đề nghị Hiệu trưởng bổ sung, thay thế các Ủy viên hội đồng cho phù hợp với tình hình thực tế của trường.
- Nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.
6. Xây dựng Quy chế hoạt động
Sau khi được thành lập, Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường có nhiệm vụ xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.
Điều 16. Các hội đồng tư vấn khác
- Theo yêu cầu công tác, Hiệu trưởng có thể thành lập một số hội đồng tư vấn:
+ Hội đồng Tuyển sinh.
+ Hội đồng thi Tốt nghiệp.
+ Hội đồng Thi đua, Khen thưởng và Kỷ luật.
+ Hội đồng Xét cấp học bổng cho học sinh, sinh viên.
+ Hội đồng Xét điểm rèn luyện cho học sinh, sinh viên.
+ Các hội đồng khác.
- Chủ tịch các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng đảm nhiệm hay Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền.
- Nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian hoạt động, cơ cấu, thành viên của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định.
Điều 17. Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, cơ sở phục vụ đào tạo
1. Phòng Tổ chức cán bộ
1.1. Chức năng: Tham mưu và giúp lãnh đạo trường xây dựng, kiện toàn cơ cấu tổ chức của nhà trường; quản lý cán bộ, giảng viên và nhân viên.
1.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo trường xây dựng, ban hành các quy chế, quy định và các loại văn bản khác về công tác tổ chức cán bộ phục vụ các mặt hoạt động của nhà trường.
- Đề xuất các phương án xây dựng, củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức của trường; thành lập, sát nhập, chia tách hoặc giải thể các đơn vị trong trường.
- Giúp lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng viên chức hàng năm. Thực hiện các thủ tục tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi việc, chuyển ngạch, thi nâng ngạch của cán bộ, giảng viên, nhân viên.
- Tham mưu cho lãnh đạo bố trí sử dụng đội ngũ; quy hoạch cán bộ quản lý; quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên, nhân viên.
- Tham mưu cho lãnh đạo điều động nhân sự của nhà trường phục vụ các hoạt động dịch vụ, các dự án do nhà trường tiến hành hoặc tham gia.
- Thực hiện thủ tục ký kết và thanh lý các hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng.
- Giải quyết các chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, hưu trí, mất sức, thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép, đi học và các chế độ khác của cán bộ, viên chức.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật, an ninh - quốc phòng cho cán bộ, giảng viên, nhân viên; phối hợp với các đơn vị trong trường bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường.
- Phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong trường quản lý định mức lao động của cán bộ phòng, ban, cơ sở phục vụ đào tạo; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động của cán bộ, giảng viên, nhân viên.
- Tổ chức đánh giá xếp loại, đề nghị khen thưởng và kỷ luật cán bộ, giảng viên, nhân viên theo quy định.
- Quản lý hồ sơ, thông tin về cán bộ, viên chức của nhà trường.
- Thống kê, báo cáo cấp trên các mặt công tác theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
2. Phòng Công tác Học sinh - sinh viên
2.1. Chức năng: Tham mưu và giúp lãnh đạo trường tổ chức, quản lý các mặt hoạt động của học sinh, sinh viên.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu lãnh đạo trường xây dựng, ban hành các quy định và các loại văn bản khác về công tác học sinh, sinh viên.
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật, nội quy, quy chế .. cho học sinh, sinh viên.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Học sinh - sinh viên và các đơn vị khác tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao; hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên
- Thực hiện các thủ tục nhập học, chuyển trường, thôi học, tạm dừng học tập ... cho học sinh, sinh viên.
- Thiết lập, lưu trữ hồ sơ, cập nhật và cung cấp thông tin về học sinh, sinh viên cho các đơn vị khác trong trường, phục vụ các hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường.
- Phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong trường theo dõi tình hình học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy, quy chế của học sinh, sinh viên; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện học sinh, sinh viên theo quy định.
- Quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú theo quy chế.
- Thực hiện các thủ tục về khen thưởng, xử lý kỷ luật học sinh, sinh viên.
- Giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên.
- Phối hợp với Phòng Đào tạo trong công tác tuyển sinh; thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động; tư vấn nghề, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Quản lý học bổng tài trợ, học bổng du học và quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên.
- Phối hợp với y tế cơ quan tổ chức khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên khi nhập học; xét điều kiện tốt nghiệp; đề xuất xử lý các trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để học tập, công tác.
- Thống kê, báo cáo cấp trên các mặt công tác theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
3. Phòng Đào tạo
3.1.Chức năng: Tham mưu và giúp lãnh đạo trường quản lý hoạt động khoa học & công nghệ, đào tạo các lớp chính quy trong và ngoài sư phạm của nhà trường; các lớp chuẩn hóa, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ công chức, viên chức của tỉnh; các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho các đối tượng khác do nhà trường tổ chức; các lớp liên kết đào tạo theo hình thức chính quy.
3.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo trường xây dựng, ban hành các quy định về hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động đào tạo và các loại văn bản khác phục vụ cho động khoa học công nghệ, hoạt động đào tạo, thuộc phạm vi chức năng của phòng.
- Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu xã hội về các ngành nghề để làm cơ sở xây dựng kế hoạch mở ngành đào tạo, tuyển sinh.
- Tổ chức tuyển sinh hàng năm các ngành đào tạo hệ chính quy.
- Lập kế hoạch đào tạo khóa học, năm học. Quản lý định mức giảng dạy của giảng viên và các hoạt động khác về chuyên môn. Tổ chức xét duyệt phân công chuyên môn của các khoa, bộ môn và triển khai thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu. Phối hợp với phòng Hành chính - Quản trị lên kế hoạch sử dụng các điều kiện vật chất (giảng đường, sân bãi, thiết bị dạy học ...) phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
- Phối hợp với các khoa, bộ môn lập kế hoạch, triển khai nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, kiến tập, thực tập các ngành đào tạo.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học & công nghệ của cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên.
- Đề xuất kế hoạch hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch thỉnh giảng.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý hoạt động các lớp chuẩn hóa, bồi dưỡng, các lớp dự án, các lớp liên thông, liên kết đào tạo chính quy.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế về chuyên môn của giảng viên và học sinh, sinh viên.
- Kiểm tra, đề xuất thanh toán chế độ thừa giờ, kiêm nhiệm, thanh lý hợp đồng thỉnh giảng và các chế độ khác về chuyên môn của cán bộ, giảng viên, nhân viên.
- Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường.
- Quản lý kết quả học tập của học sinh, sinh viên; học viên các lớp bồi dưỡng. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức xét lên lớp, ngừng học, cho thôi học và bảo lưu kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
- Thực hiện các thủ tục xét, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ bồi dưỡng; xác nhận, cấp bảng điểm, giấy chứng nhận về học tập cho sinh viên, học sinh, học viên.
- Lưu trữ các tài liệu đào tạo theo quy định.
- Báo cáo các công tác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo khác do nhà trường giao.
4. Phòng Hành chính - Quản trị
4.1. Chức năng: Tham mưu và giúp lãnh đạo trường về công tác hành chính, tổng hợp; thi đua khen thưởng; cung ứng vật tư và quản lý tài sản của nhà trường.
4.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo trường xây dựng, ban hành Nội quy nhà trường, quy định về quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường và các loại văn bản khác thuộc phạm vi chức năng của phòng.
- Thực hiện công tác hành chính, tổng hợp:
+ Giúp Hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch năm học, kế hoạch công tác tháng, tuần của nhà trường và triển khai thực hiện.
+ Tiếp nhận, trình lãnh đạo xử lý công văn đến; chuyển công văn đi; quản lý, lưu trữ công văn đi, đến theo quy định.
+ Kiểm tra thể thức trình bày các văn bản do trường ban hành. Quản lý và sử dụng con dấu của trường theo quy định Nhà nước; pho to, sao lục các loại công văn, tài liệu phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.
+ Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên được cử đi công tác, học tập, thực tập, kiến tập…
+ Tổ chức tiếp đón, bố trí ăn ở cho khách đến công tác tại trường.
+ Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết cho các hội nghị, cuộc họp cấp trường.
+ Chuẩn bị nội dung, điều kiện vật chất phục vụ yêu cầu công tác của lãnh đạo trường; làm thư ký các cuộc họp, hội nghị do lãnh đạo trường chủ trì.
+ Thay mặt cho lãnh đạo trường tổ chức, thăm hỏi, tặng quà các trường hợp ốm đau, hoạn nạn, hiếu, hỉ ... khi được ủy quyền.
+ Báo cáo tổng hợp định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu.
- Tổ chức, quản lý công tác thi đua - khen thưởng.
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thi đua - khen thưởng trong cán bộ, giảng viên, nhân viên.
+ Lưu trữ hồ sơ thi đua - khen thưởng của cán bộ, giảng viên, nhân viên và của trường.
- Tổng hợp đề xuất của các đơn vị và phối hợp với Phòng Tài vụ lên kế hoạch dự trù, mua sắm, phân phối trang thiết bị, phương tiện vật chất cho các đơn vị để phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường:
* Quản lý chung toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường: đất đai, tường rào, sân, hệ thống điện, nước, các giảng đường, hội trường, phòng học, phòng họp, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, Khu nội trú, Nhà khách ...
+ Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phối hợp với Phòng Tài vụ lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất của trường.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi thi công, nghiệm thu, nhận bàn giao và đưa vào sử dụng các công trình đã xây dựng, sửa chữa, cải tạo xong.
+ Phối hợp với các đơn vị lên kế hoạch và triển khai thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường.
* Trực tiếp quản lý, bố trí sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị khu trường học và nhà khách.
+ Quản lý, duy trì, bảo dưỡng các phương tiện, máy móc được trang bị trong các phòng làm việc, phòng học, phòng nghe nhìn, phòng thí nghiệm
+ Phối hợp với Phòng Đào tạo, bố trí, điều phối phòng ốc, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.
+ Quản lý, bảo vệ, bố trí sử dụng nhà khách của cơ quan theo quy định.
+ Quản lý, điều hành công tác bảo vệ, vệ sinh, tạp vụ, thủ kho, chăm sóc cây cảnh, trông giữ xe ở khu vực trường học.
+ Quản lý, điều hành phương tiện giao thông vận tải của trường phục vụ các chuyến đi công tác của lãnh đạo và cán bộ, giảng viên được giao nhiệm vụ theo quy định.
+ Tổ chức phòng chống thiên tai, cháy nổ, bảo đảm trật tự an toàn tại khu vực trường học.
+ Quản lý phòng truyền thống; thu thập, bảo quản, lưu giữ các huân chương, cờ thưởng, tặng phẩm, đồ lưu niệm, tranh ảnh, tài liệu, băng hình ... của trường.
+ Đề xuất nội dung ký kết các hợp đồng cho thuê cơ sở vật chất, tài sản của trường hoặc thuê mướn của cơ quan đơn vị khác; các hợp đồng thuê mướn lao động thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
- Thực hiện các công tác khác do nhà trường giao.
5. Ban Đào tạo Vừa làm vừa học
5.1. Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng quản lý công tác đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.
5.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu lãnh đạo trường xây dựng, ban hành các văn bản về đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học.
- Khảo sát nhu cầu học tập các ngành theo hình thức vừa làm vừa học, từ xa của các đối tượng để xây dựng kế hoạch mở ngành, tuyển sinh, liên kết đào tạo.
- Thực hiện các thủ tục mở lớp, tổ chức tuyển sinh.
- Phối hợp với các trường liên kết lên kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu của các khoá học và triển khai thực hiện.
- Mời giảng viên giảng dạy theo thỏa thuận với cơ sở liên kết đào tạo.
- Cung cấp kế hoạch, chương trình, tài liệu học tập cho học viên. Theo dõi quá trình học tập và cung cấp thông tin về kết quả học tập cho học viên.
- Trực tiếp tổ chức, quản lý học viên khi học tập trung, ôn thi, thi học phần.
- Phối hợp các đơn vị trong trường chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nơi ăn ở cho giảng viên khi đến giảng dạy; làm thủ tục thanh toán chế độ cho giảng viên.
- Thực hiện các thủ tục cấp phát văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm cho học viên.
- Phối hợp với Phòng Tài vụ thực hiện việc thu, chi kinh phí liên kết đào tạo theo quy định.
- Chủ công trong phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo tổ chức khai giảng, thi tốt nghiệp, tổng kết khóa học.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của học viên.
- Báo cáo các công tác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
6. Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục
6.1. Chức năng: Tham mưu và giúp lãnh đạo trường quản lý, thực hiện công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
6.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu lãnh đạo trường ban hành các văn bản về công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục của trường.
- Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động khảo thí, quản lý chất lượng giáo dục hàng năm.
- Tổ chức các kỳ thi học phần của các ngành học đào tạo chính quy, thi cấp chứng chỉ bồi dưỡng, chuẩn hóa. Thực hiện công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.
- Phối hợp với các khoa và Phòng Đào tạo xây dựng ngân hàng câu hỏi làm cơ sở xây dựng đề thi các môn học.
- Lưu trữ hồ sơ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Chủ công trong triển khai thực hiện công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài của trường.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục theo yêu cầu của nhà trường và cấp trên.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
7. Phòng Tài vụ
7.1. Chức năng: Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.
7.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng, ban hành các văn bản về tài chính của trường.
- Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, hàng năm, hàng quí, hàng tháng; dự toán các nguồn thu, chi hàng năm cho các hoạt động của nhà trường.
- Thực hiện thu và quản lý các nguồn thu theo quy định.
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính, kế toán phục vụ cho mọi mặt hoạt động của nhà trường: xây dựng cơ bản; mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, vật tư phục vụ các hoạt động đào tạo; chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức, sinh viên, học sinh; các hoạt động dịch vụ của nhà trường và các hoạt động khác.
- Lập, lưu giữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ về tài chính của trường.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thu chi của nhà trường. Bảo đảm thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
- Phối hợp các đơn vị để lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa vật tư, thiết bị và tài sản của trường; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vật tư, thiết bị và tài sản ở các đơn vị. Tổ chức định kỳ kiểm kê, đánh giá tài sản, trang thiết bị kỹ thuật để quản lý, thanh lý tài sản theo quy định Nhà nước.
- Thủ quỹ trường.
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính; cung cấp thông tin số liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán khác do nhà trường giao.
8. Phòng Thanh tra
8.1. Chức năng: Là tổ chức thanh tra nội bộ, tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nhà trường.
8.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tất cả các mặt hoạt động của nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng: việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục; việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo trong nhà trường; việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ, công tác sinh viên và các hoạt động khác.
- Lập chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và phối hợp các đơn vị tổ chức thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, kiểm tra; báo cáo tổng kết công tác thanh tra hàng năm cho Hiệu trưởng và gửi về Bộ giáo dục và Đào tạo theo quy định; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật giáo dục.
- Giúp Hiệu trưởng rà soát, kiểm tra, thẩm định tính hợp pháp các văn bản quy phạm nội bộ trước khi ban hành.
- Thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi quản lý của nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong nhà trường theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
- Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn trường hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra cho Ban Thanh tra nhân dân trường học theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do nhà trường giao.
9. Ban Quản lý Khu nội trú
9.1. Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong công tác tổ chức, quản lý, sử dụng tài sản Khu nội trú phục vụ cho các hoạt động học tập, sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của học sinh, sinh viên trong Khu nội trú của trường.
9.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo trường xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý Khu Nội trú nhà trường.
- Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất hiện có của Khu nội trú, lập kế hoạch bố trí, sắp xếp chỗ ở cho học sinh, sinh viên hàng năm.
- Quản lý, sử dụng, kiểm tra, đề xuất xây dựng, sửa chữa công trình, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ … đảm bảo các điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh, sinh viên nội trú theo quy định.
- Phổ biến và thực hiện Quy chế học sinh, sinh viên nội trú, Nội quy Khu nội trú.
- Thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên.
- Phối hợp với công an phường và chính quyền địa phương đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội ... trong Khu nội trú.
- Bảo vệ, tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây mất an toàn, vi phạm an ninh trật tự, vi phạm nội quy, quy chế.
- Chăm sóc, bảo vệ cảnh quan môi trường Khu nội trú.
- Tổ chức trông giữ xe cho học sinh, sinh viên và khách đến Khu nội trú.
- Bố trí sử dụng, quản lý khu nhà tập thể của cán bộ, giáo viên.
- Tham gia công tác đánh giá kết quả rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật học sinh, sinh viên Khu nội trú.
- Đề xuất nội dung ký kết các hợp đồng thuê mướn lao động thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao
10. Tổ Quản trị mạng và thiết bị dạy học
10.1. Chức năng: Tham mưu, giúp lãnh đạo trường quản lý, sử dụng hệ thống mạng thông tin và các thiết bị dạy học phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của nhà trường.
10.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo trường ban hành các văn bản về quản lý mạng thông tin và thiết bị dạy học.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin của nhà trường; đề xuất việc thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy của cán bộ, giảng viên.
- Chủ công trong trang bị các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý và đào tạo của trường.
- Tổ chức khai thác tài nguyên thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của trường.
- Thiết kế, cài đặt và duy trì hoạt động hệ thống mạng LAN, đường truyền internet; Quản trị website nhà trường.
- Phục vụ phương tiện nghe nhìn cho hoạt động dạy học, hội thảo, hội nghị…
- Quản lý, bảo quản các phòng máy công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn.
- Sửa chữa, khắc phục các sự cố máy tính trong trường.
- Báo cáo các công tác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
11. Tổ Thư viện
11.1. Chức năng: Tham mưu và giúp lãnh đạo trường thực hiện công tác xây dựng và quản lý thư viện phục vụ việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học trong trường.
11.2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo trường ban hành các văn bản về công tác thư viện.
- Lập kế hoạch dự trù, mua sắm, bổ sung sách, tài liệu, băng đĩa, phim ảnh các loại.
- Tổ chức xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu: đăng ký tài liệu, mô tả, phân loại, định chủ đề, dán nhãn tài liệu, nhập biểu ghi, xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, xây dựng hệ thống tra cứu, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin về tài liệu thư viện.
- Tuyên truyền giới thiệu sách, tài liệu.
- Tổ chức cho mượn sách, thu hồi sách, phục vụ phòng đọc; quản trị, khai thác và sử dụng phần mềm thư viện thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học trong trường.
- Quản lý, bảo quản, lưu trữ sách tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện theo quy định.
- Báo cáo các công tác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
Điều 18. Trưởng phòng, ban; Phó Trưởng phòng, ban và Tổ trưởng, Tổ phó các cơ sở phục vụ đào tạo
1. Vị trí công tác
- Trưởng phòng, ban và Tổ trưởng các cơ sở phục vụ đào tạo là người đứng đầu đơn vị theo sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, trực tiếp tổ chức, quản lý, chỉ đạo đơn vị thực hiện các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, tổ.
- Phó Trưởng phòng, ban, Tổ phó cơ sở phục vụ đào tạo là người giúp việc quản lý, điều hành đơn vị cho Trưởng phòng, ban, Tổ trưởng.
2. Tiêu chuẩn chức danh, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng phòng ban, Phó Trưởng phòng, ban và Tổ trưởng phụ trách các cơ sở phục vụ đào tạo
Theo quy định tại Điều 45 trong Điều lệ Trường cao đẳng; Hướng dẫn 15/BTC TU; Quyết định 23/UBND tỉnh; Công văn 367/SGD ĐT.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng phòng, ban và Tổ trưởng phụ trách các cơ sở phục vụ đào tạo
- Trực tiếp quản lý nhân sự và mọi mặt hoạt động của đơn vị.
- Lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị được quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
- Chủ trì các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết cấp phòng, ban, tổ và các cuộc họp đột xuất khác.
- Đại diện đơn vị ký tên trên các loại giấy tờ, văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng phòng, ban, Tổ phó và các thành viên khác của đơn vị. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo công việc đạt kết quả tốt.
- Đề nghị nhà trường tuyển chọn, cho thôi việc, thuyên chuyển công tác đối với viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định.
- Đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức trong đơn vị.
- Trực tiếp quản lý, sử dụng, đề xuất sửa chữa, mua sắm, thanh lý tài sản trang thiết bị của đơn vị.
- Báo cáo kết quả công tác của đơn vị cho Hiệu trưởng theo định kỳ hàng tháng.
- Chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo trường và trực tiếp chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trường về hiệu quả công việc của đơn vị.
- Trong trường hợp Trưởng phòng, ban, Tổ trưởng vắng mặt tạm thời, có thể ủy quyền cho Phó Trưởng phòng, ban, Tổ phó hoặc 1 nhân viên giải quyết các công việc.
Khi giải quyết các công việc được ủy quyền, người được ủy quyền có quyền hạn và trách nhiệm như Trưởng đơn vị.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phó Trưởng phòng, ban, Tổ phó
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng phòng, ban, Tổ phó do Trưởng phòng, ban, Tổ trưởng phân công, quy định trong phạm vi đơn vị.
- Phó Trưởng phòng, ban, Tổ phó chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng, ban, Tổ trưởng.
- Trong phạm vi phần việc được phân công, Phó Trưởng phòng, ban, Tổ phó chủ động giải quyết công việc theo quy định chung của Nhà nước, nhà trường và chịu trách nhiệm về công việc đã giải quyết.
- Ký tên trên các giấy tờ, văn bản thuộc phần việc phụ trách.
- Có trách nhiệm báo cáo kịp thời tình hình, kết quả giải quyết công việc cho Trưởng phòng, ban, Tổ trưởng.
Điều 19. Chức năng, nhiệm vụ các khoa và bộ môn trực thuộc trường
1. Chức năng
- Khoa: Quản lý, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động nhằm đào tạo một hay một số ngành nhất định.
- Bộ môn trực thuộc trường: Quản lý, tổ chức giảng dạy các môn nghiệp vụ sư phạm và các môn đại cương bắt buộc chung cho nhiều ngành đào tạo hoặc đại cương tự chọn của một số ngành đào tạo. Không đào tạo chuyên ngành.
2. Nhiệm vụ các khoa, bộ môn trực thuộc trường
- Quản lý giảng viên và người học thuộc khoa.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho cán bộ, giảng viên, người học của khoa, bộ môn.
- Phổ biến và triển khai thực hiện các chủ trương, kế hoạch của nhà trường, cấp trên trong đơn vị.
- Lập kế hoạch đào tạo các ngành do khoa đảm nhiệm, kế hoạch giảng dạy các môn học do bộ môn phụ trách trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường.
- Quản lý chương trình đào tạo của các ngành thuộc khoa; chương trình các môn học thuộc bộ môn.
- Tổ chức, quản lý hoạt động của các bộ môn thuộc khoa.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; tham gia các dự án hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học với đời sống xã hội theo kế hoạch chung của nhà trường.
- Tổ chức và quản lý các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên trong khoa.
- Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện dạy học, dụng cụ, đồ dùng thí nghiệm, thực hành để phục vụ cho các hoạt động đào tạo của đơn vị.
- Đề xuất tuyển dụng, hợp đồng, thỉnh giảng giảng viên; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, giảng viên, nhân viên thuộc khoa, bộ môn.
- Xem xét, đề nghị nhà trường giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên và sinh viên của khoa, bộ môn theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị khác, tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
- Đối với bộ môn trực thuộc trường, ngoài các nhiệm vụ trên còn có các nhiệm vụ như một bộ môn thuộc khoa, được quy định tại Điều 22 của Quy chế này.
Điều 20. Trưởng, Phó Trưởng khoa, bộ môn trực thuộc trường
1.Vị trí công tác
Trưởng khoa, Trưởng bộ môn trực thuộc trường là người đứng đầu khoa, bộ môn, trực tiếp quản lý, điều hành khoa, bộ môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng bộ môn là người giúp việc quản lý, điều hành đơn vị cho Trưởng khoa, Trưởng bộ môn.
2. Tiêu chuẩn chức danh và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiễm, bãi nhiệm Trưởng, Phó Trưởng khoa, bộ môn trực thuộc trường
Theo quy định tại Điều 46 trong Điều lệ Trường cao đẳng; Hướng dẫn 15 Quyết định 23/UBND tỉnh và Công văn 367/SGD ĐT.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng khoa, Trưởng bộ môn trực thuộc trường
- Lập kế hoạch, quản lý, điều hành khoa, bộ môn thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 19 của Quy chế này.
- Trực tiếp quản lý cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của đơn vị.
- Tham gia trực văn phòng để giải quyết công việc hàng ngày của khoa, bộ môn.
- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng bộ môn, các Tổ trưởng chuyên môn và Trợ lý cụ thể, phù hợp để bảo đảm công tác quản lý khoa, bộ môn đạt hiệu quả.
- Trong trường hợp Trưởng khoa, Trưởng bộ môn vắng mặt tạm thời, có thể ủy quyền cho Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng bộ môn giải quyết các công việc. Khi giải quyết công việc được ủy quyền, Phó Trưởng khoa, bộ môn có quyền hạn và trách nhiệm như Trưởng khoa, Trưởng bộ môn.
- Các nhiệm vụ khác thực hiện như quy định đối với Trưởng các phòng, ban, tại Khoản 3, Điều 18 của Quy chế này.
- Đối với các bộ môn trực thuộc trường, Trưởng bộ môn ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định trên còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn như một Trưởng bộ môn thuộc khoa, được quy định tại Điều 23 của Quy chế này. Trưởng bộ môn có thể phân công một số nhiệm vụ trong công tác này cho Phó Trưởng bộ môn đảm nhiệm.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng bộ môn trực thuộc trường
- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng bộ môn do Trưởng khoa, Trưởng bộ môn phân công, quy định.
- Các nội dung khác thực hiện như quy định đối với các Phó trưởng phòng, ban tại Khoản 4, Điều 18 của Quy chế này.
Điều 21. Trợ lý khoa
1. Vị trí công tác
Là người giúp việc cho Trưởng, Phó trưởng khoa, bộ môn trong công tác quản lý khoa, bộ môn trực thuộc trường.
Trợ lý do Trưởng khoa đề nghị, Hiệu trưởng quyết định phân công nhiệm vụ.
Tùy theo sự phân công của Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, các Trợ lý có thể phụ trách các mảng công việc về chuyên môn, quản lý hành chính, công tác học sinh, sinh viên ...
2. Nhiệm vụ
- Nhận chuyển công văn, lịch công tác, giấy tờ đi, đến khoa, bộ môn.
- Thư ký các cuộc họp cấp khoa, bộ môn.
- Dự thảo các loại văn bản hành chính: tờ trình, thông báo, báo cáo ... của khoa, bộ môn.
- Chịu trách nhiệm chính về công tác lễ tân, khánh tiết cấp khoa, bộ môn.
- Lưu giữ các loại công văn, hồ sơ, sổ sách, đơn từ ... của khoa, bộ môn.
- Trực tiếp theo dõi, nắm tình hình nề nếp giảng dạy, học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy, quy chế của giảng viên và học sinh, sinh viên, học viên trong đơn vị, báo cáo cho Trưởng, Phó trưởng khoa.
- Được Trưởng khoa ủy quyền làm việc với các đơn vị khác, với giảng viên, sinh viên, học viên trong giải quyết một số công việc.
- Trực văn phòng theo sự phân công của Trưởng khoa, Trưởng bộ môn.
- Tham gia hỗ trợ công tác tổ chức thi cử, lên điểm của Phòng Khảo thí, Phòng Đào tạo, tổ chức tuần sinh hoạt công dân của Phòng Công tác học sinh - sinh viên và các hoạt động chính trị, xã hội khác theo sự điều động của nhà trường.
- Lưu giữ điều kiện dự thi, điểm học phần của học sinh, sinh viên của khoa, bộ môn.
- Chuẩn bị các văn bản, giấy tờ, hồ sơ, điều kiện xét lên lớp, dự thi tốt nghiệp, xét rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật ... cho học sinh, sinh viên của khoa.
- Thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên và sinh viên, học sinh trong đơn vị.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng khoa, Trưởng bộ môn giao.
Điều 22. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn thuộc khoa
1. Chức năng
Bộ môn thuộc khoa là đơn vị cơ sở về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của trường, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
2. Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động đào tạo đối với các môn học do bộ môn phụ trách: giảng dạy, thực hành, thí nghiệm, thực tập ...
- Bảo đảm thực hiện nội dung, chương trình, tiến độ giảng dạy, học tập đối với các môn đảm nhiệm đúng quy định.
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình; biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy các học phần, môn học được khoa và trường giao.
- Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên trong bộ môn.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo.
- Triển khai thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn của bộ môn.
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn theo sự phân công của trường và của khoa. .
Điều 23. Trưởng bộ môn trực thuộc khoa
1. Vị trí công tác
Là người đứng đầu bộ môn thuộc khoa, giúp Trưởng khoa quản lý, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của bộ môn được quy định tại Điều 22 của Quy chế này.
2. Tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng bộ môn thuộc khoa
+ Tiêu chuẩn chức danh:
- Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Quyết định 23/UBND tỉnh.
- Có năng lực, uy tín trong lĩnh vực chuyên môn.
- Có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
- Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam, không quá 50 đối với nữ.
+ Qui trình bổ nhiệm:
- Trưởng khoa giới thiệu Trưởng bộ môn trên cơ sở tham khảo ý kiến và lấy phiếu thăm dò tín nhiệm trong bộ môn. Nếu đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm từ 50% trở lên thì làm văn bản đề nghị trường xem xét, bổ nhiệm.
- Đảng ủy, lãnh đạo trường, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn họp xét, biểu quyết. Nếu phiếu tán thành đạt tỷ lệ từ 50% trở lên, đề nghị Hiệu trưởng ra Quyết định bổ nhiệm.
- Nhiệm kỳ Trưởng bộ môn thuộc khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
+ Miễn nhiệm, bãi nhiệm: Theo quy định chung đối với cán bộ công chức, viên chức tại HD 15/BTCTU.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng bộ môn thuộc khoa
- Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của bộ môn từng học kỳ và cả năm học.
- Quản lý chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy các môn học do bộ môn đảm nhiệm. Bảo đảm thực hiện đúng quy định.
- Phân công giảng dạy, ra đề thi học phần, chấm thi và các nhiệm vụ khác cho giảng viên. Bảo đảm tính khoa học, dân chủ, công bằng.
- Duyệt điều kiện dự thi, đề thi học phần và đáp án.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ các giảng viên trong bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục sinh viên, học sinh; bảo đảm đơn vị hoàn thành đúng kế hoạch đào tạo.
- Trực tiếp triển khai, hướng dẫn giảng viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo kế hoạch chung của nhà trường, của khoa.
- Chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn, đánh giá giờ dạy, trao đổi kinh nghiệm, thống nhất nội dung giảng dạy, giáo trình ... và các buổi họp giải quyết các vấn đề khác thuộc phạm vi công việc của bộ môn.
- Đại diện cho bộ môn đề xuất, kiến nghị những thay đổi, cải cách về nội dung chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, phương hướng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của bộ môn lên khoa, trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa.
- Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bộ môn trước Trưởng khoa.
Điều 24. Chủ nhiệm lớp
1. Vị trí công tác: Là giảng viên phụ trách công tác quản lý lớp theo sự phân công của Trưởng khoa; giúp Trưởng khoa trong việc tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên của lớp được phân công chủ nhiệm trong quá trình học tập, rèn luyện.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm:
- Tìm hiểu, nắm bắt tình hình về mọi mặt của học sinh, sinh viên lớp được phân công chủ nhiệm.
- Trên cơ sở kế hoạch chung của khoa, giúp Trưởng bộ môn xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy, giáo dục và các hoạt động khác phù hợp với điều kiện, đối tượng sinh viên, học sinh của lớp.
- Phối hợp với các giảng viên bộ môn, tổ chức Đoàn thanh niên trong việc giáo dục và đào tạo sinh viên, học sinh.
- Trực tiếp triển khai, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của lớp chủ nhiệm; giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh thực hiện tốt nề nếp kỷ cương, hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác theo kế hoạch của nhà trường.
- Tổ chức đánh giá, xếp loại các mặt học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên tại đơn vị lớp; đề nghị khen thưởng, kỷ luật học sinh, sinh viên theo quy định.
- Trực tiếp giải quyết hoặc đề nghị cấp trên giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên. Chủ động kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo tại lớp chủ nhiệm.
- Báo cáo thường kỳ tình hình của lớp cho Trưởng khoa.
- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý lớp chủ nhiệm trước Trưởng khoa.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng khoa giao.