Th.s Chử Lương Đào
Bah Nar là dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Môn- Khơ me đông người nhất ở miền Trung- Tây nguyên. Họ sinh sống ở Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên…Không giống người Jrai, việc phân chia các nhóm Bah Nar của các nhà nghiên cứu tới nay chưa thống nhất . Về đại thể, ở Gia Lai có các nhóm Tơ lô ( ven sông Ba, còn có tên là Gơ la- vùng đất bằng phẳng, mọc đầy lau lách)), Giơ lơng , Kon kơ Đek ( nhóm trung gian: ngụ cư, người mới đến, vùng giữa) Bơ nâm ( vùng rừng già)… Họ được coi là một trong những cư dân bản địa lâu đời nhất ở Tây Nguyên, khoảng 2-3 nghìn năm ( theo Đặng Nghiêm Vạn). Trước nữa, theo bia kí của người Chăm và theo truyền thuyết dân tộc, họ có thể đã từng cư trú ở đồng bằng vùng Quảng Ngãi, Bình Định. Dân số người BN ở Gia Lai hiện nay là 163.022 người ( theo thống kê năm 2013). Người BN ở GL sống tập trung ở các huyện Đak Đoa, Măng Giang, Đak Pơ, Kon Chơ Ro, Kbang ( và rải rác ở Ia Pa, Chư Pă…)
Anh hùng: Núp, Wừu
Nghệ sĩ ND Y BRơm, Y Ben
Không gian văn hóa cồng chiêng- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại- 2009
Khoảng 20 nghệ nhân sử thi : Pơhn ( 1926) làng Biă Bre- IaPêt- Đak Đoa; Đinh Tim (1941) làng KLiêt và Nhưr ( 1937) làng Bung- Ya Hội- Đăk Pơ...
1.SX nông nghiệp
- Rẫy ( trồng lương thực, các cây làm thức ăn ),ruộng ( chủ yếu trồng lúa),vườn ( Thức ăn, đồ hút, hoa quả…) SX theo hình thức luân canh ( thái độ của người BN với rừng… Không phải du canh du cư. Nói rõ người ta dời làng khi nào: chiến tranh, dịch bệnh, nguồn tài nguyên cạn kiệt…) Nông lịch bắt đầu từ cuối mùa khô, đầu mùa mưa và hai tháng cuối là Ninh nơng ( tháng quên, nghỉ ngơi lễ hội)
- Công cụ sản xuất ( ) phổ biến là cuốc, rựa, cây chọc lỗ…
- sx năng xuất thấp.Đồng bào ưa dùng gạo dẻo. Khi thu hoạch: tuốt lúa bằng tay. ( Nhưng dù trong mùa vụ, nếu làng có việc: cưới hỏi, tang ma…thì tất cả công việc thu hoạch đều phải gác lại. Vd ở xã Sơ Ró- Kon Chơ Ro)
- Chăn nuôi: trâu,dê,gà, lợn… chủ yếu dùng cho lễ hội,cúng tế và trao đổi hàng hóa ( đổi trâu lấy chiêng ché…)
2. Kinh tế chiếm đoạt
- Phụ nữ: hái lượm, nhặt, bắt, xúc cua, tép…
- Đàn ông: săn bắn với các hình thức: cá nhân, nhóm, tập thể. Cạnh đó là các loại bẫy, lưới…Xưa kia, vùng An Khê, tên thuốc độc được dùng phổ biến.
- Săn voi, đánh cá, lấy mật ong…
3. Các nghề phụ
- Rèn, gốm, dệt; mộc, đan lát, chỉnh chiêng ( của đàn ông)
- Trao đổi hàng hóa ( )
== Sản phẩm lao động được phân phối theo nguyên tắc bình quân tuyệt đối. Vi phạm nguyên tắc này là có tội với thần linh, đe dọa sự sống của cả làng. ( Nói thêm về ý thức mối quan hệ cá nhân- cộng đồng. Tháng 7 năm 1980 một người đàn ông BN ở Ya Ma- KCR đã tự tử vì xâu thịt của mình ít hơn một miếng trong lễ cầu an cho lúa của dân làng.Hành động tự tử là để bảo vệ lẽ công bằng của cộng đồng; để tạ lỗi với thần lịnh…Tư tưởng công bằng, bình quân chủ nghĩa với những mặt tích cực và tiêu cực của nó còn tồn tại đến ngày nay.Ví dụ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước với đồng bào vùng 3 đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo được thụ hưởng đi lấy gạo, tấm lợp…về dồn chung lại rồi chia đều cho cả làng(!)
4. Nhà cửa
- Nhà sàn dài, lợp gianh. Đầu hồi phía đông là nơi của vợ chồng chủ nhà. Nơi đó có bếp lửa và hòn đá thiêng ( hu đơm, người Jẻ- Triêng gọi là Hơ mo) Mọi người ngủ trên chiếu.
Gầm sàn để củi, đồ vật, lợn gà…
5. Trang phục
- Đàn ông mặc áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực và đóng khố( kpen)
- Phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ và váy.
- Các màu chủ đạo: đen, trắng, đỏ, xanh. ( Vd thêm về hoa văn BN)
- Người BN rất ưa đeo trang sức: các vòng cườm, vòng đồng ở cổ, tay và chân. Lễ hội còn đeo thêm lục lạc.
- Tục cà răng ( xỏ chứ không căng tai như người Ê Đê, Mơ Nông)
6. Tổ chức và quan hệ xã hội
- Làng ( Pơlây). Mỗi làng là một đơn vị xã hội- văn hóa chỉnh thể, bao gồm làng của những người đang sống và những người đã chết, hiện thực và siêu thực. ( việc tránh đặt tên trùng lặp giữa những người đang sống và những người đã chết mà người ta còn nhớ- theo ĐNV)Làng BN phía bắc thường có chữ “ kon” ở đầu ( phân biệt với Kong- núi- khu dân cư), phía tây là chữ “ đe” ( có nghĩa là một loại người, một lũ, nhóm người. Vd: Đe Đăm- lũ con trai, Đe Đruh- lũ con gái) ( ít thấy dùng tên người thành lập để đặt tên như người Jrai, Ê Đê), hoặc đặt tên làng theo cây cối, đặc điểm địa lí ( gla-KRP? Kon Lơng Khơng)) Bao quanh làng là cánh đồng, nương rẫy, rừng núi.
- Tìm đất dựng làng- lí do ( ) các già làng, địa điểm, thử…Thần linh báo mộng…
- Nghĩa địa nằm phía tây, ngoài hàng rào làng.
-Nhà rông: địa điểm, quá trình xây dựng, công năng, tâm linh…( Ví dụ ở Kon Bla- Hà Tây- Chư Pả, so sánh với “ nhà rông văn hóa”)
- Thành viên trong làng là những người không cùng huyết thống, tập hợp lại dựa trên sự tự nguyện thành một khối thống nhất. Mọi người là tất cả và tất cả là một. Các sự việc, công việc chỉ liên quan tới một người, một gia đình cũng thu hút cả cộng đồng tham gia. Mọi nghĩa vụ và quyền lợi được phân chia theo nguyên tắc công bằng. Người BN tôn trọng tuyệt đối quyền khai phá ban đầu và tài sản cá nhân. Họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác nhưng tự tiện lấy đồ người khác là điều cấm kị, dù đồ vật đó không có giá trị gì. Nếu vì lí do phạm tội nào đó, bị đuổi ra khỏi làng là sự nhục nhã nhất, còn hơn cả cái chết.
- Người BN rất thích có bạn và kết bạn. Người nhiều bạn được tôn trọng vì lòng tốt, sự lịch thiệp và giao du rộng rãi.
- Sự giàu có được đo bằng số lượng chiêng ché, trâu bò, nô lệ ( đăm- người làm thuê, đích) Họ làm việc theo sự phân công như những người khác. Không có sự ngược đãi, xúc pham nhân phẩm. Sự khác biệt về địa vị xã hội chỉ là hình thức phan công theo giới tính.
- Chủ làng và hội đồng già làng.
- Xử kiện: các phép thử, bói : ném đầu gà, lặn nước, đổ chì vào tay, ngửi khói bùi nhùi trộn ớt bột…( Các phép này dù đầy may rủi, không có căn cứ, nhiều khi oan sai nhưng vẫn được mọi thành viên chấp nhận. Ngày nay, bên cạnh pháp luật của Nhà nước còn có luật tục của làng, của dân tộc. Nhiều vụ đã được tòa án xử nhưng về làng vẫn xử lại). Các hình thức phạt: bồi thương cho người bị hại và tạ lỗi thần linh.
- Chiến tranh ( ít hơn so với Xơ Đăng, Jẻ-Triêng…) do trộm cắp, hiềm khích, nợ nần…Đã hòa giải nhưng không được. Chiến tranh do chủ làng và hội đồng già làng quyết định. Tù binh có thể được chuộc lại hoặc bán. Chiến lợi phẩm được chia đều cho mọi người. Để chống lại kẻ thù, một số làng liên minh với nhau về quân sự (Tơ ring) do người ở làng mạnh nhất làm thủ lĩnh.
7. Gia đình và hôn nhân
a. Gia đình
- Nhiều thế hệ chung một nhà ( xưa kia)
- Thích đông con cháu.
- Chia của cải công bằng, ưu tiên con út vì nuôi cha mẹ.
- Đàn ông, người già được tôn trọng nhưng không tự quyền quyết định mọi việc trong gia dình. Tinh thần bình đẳng, dân chủ giữa nam và nữ còn rất rõ rệt trong gia đình.
- quan hệ dòng họ mờ nhạt, chỉ được tính đến khi xem xet kết hôn. Nó không trở thành nhân tố liên kết xã hội.
- Chăm sóc người chết.
b. Hôn nhân
- Yêu đương tự do nhưng phải được cha mẹ đồng ý.
- Không được lấy người trong họ gần.
- Hôn nhân một vợ một chồng. nghiêng về phụ hệ. Nếu vợ hoặc chồng chết, người còn lại có thể lấy em trai của chồng, em gái của vợ.
- Li dị, loạn luân là những trọng tội, bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi ra khỏi làng.
- Thế giới quan truyền thống của người BN là vạn vật hữu linh.
- Có ba tầng thế giới: Thần ( Giang), người và ma quỉ ( Atâu, Ki ác- người chết o bình thường)
+ Thần. Đứng đầu là Bôc Kơ Đơi và Dạ Cung Ké- Hai vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Tiếp đó là các thần Sấm sét, thần Mưa, thần Gió, thần Nước (giang Đak), thần Núi ( giang Kon), thần Rượu, thần Trống, thần Rừng, thần Cây, thần Lúa…
+ Ma: hồn người chết bình thường, hiền lành, vẫn ở với người sống cho đến khi bỏ mả, về cõi Măng lung vĩnh viễn. Nếu không tới được, các hồn phụ(2) sẽ biến thành những giọt sương ( đak ngơp,đak ngơm) Ma chết dữ thường quấy nhiễu người sống. Trong thế giới ma, tát cả mọi thứ đều ngược với thế giới trần gian.
- Quan hệ của con người với thần linh, ma quỉ: là quan hệ của kẻ yếu cần sự che chở, giúp đỡ của kẻ mạnh hơn. Trong các cuộc cúng tế, ngoài hiện vật và những lời cầu xin cũng kèm theo những điều kiện và “ dọa”.Công thức: gọi tên Thần- kể tên đồ cúng- mong được giúp đỡ- nếu không giúp thì lần sau không cúng nữa!
- Từ giữa thế kỉ XĨ là sự xâm nhập của Ki tô giáo vào vùng người BN.( ) Tình hình hiện nay.
C. Kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian Bah Nar
( Phần này thực chất thuộc mục B nhưng người viết tách ra để tiện theo dõi)
Người BN là chủ nhân của kho tàng văn hóa dân gian vô cùng độc đáo và đặc sắc- nó là một thực thể sống và là bộ phận quan trọng làm nên văn hóa tộc người.
Cũng như VNDG của các tộc người khác, VHDG BN cũng đầy đủ các thuộc tính: tập thể, diễn xướng, nguyên hợp và dị bản với 2 chức năng đầu tiên là nhận thức và thẩm mĩ.
+ Nội dung ( ) Lưu ý, so với Đăm San, Xinh Nhã của người Ê Đê, các nhân vật, kể cả các thần của người BN “ người” hơn, trần thế hơn.
+ Thể loại: Tơ pun ( đồng dao), Pơ Đưk ( Tục ngữ, thành ngữ) A vơng Giao duyên), Tơ Roi ( Truyện kể), Blats ( truyện cười), Hơ ri ( hát đối đáp), Hơ Amon ( Sử thi, trường ca với nghệ thuật xây dựng khuân mẫu, trùng điệp, so sánh và phóng đại) Ngoài ra còn các bài văn vần ghi lại những lời khấn tế trong lễ hội.
Tháng 12 năm 2014, cùng với sử thi Ê Đê, Mơ Nông, Rơ ngao, sử thi Bah Nar được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các nghệ nhân sử thi lần lượt ra đi. Ở Gia Lai hiện nay còn khoảng 20 người.( miêu tả quá trình thể hiện Hơ Amon của nghệ nhân)
Kể một số truyện cổ do tác giả sưu tầm và tóm tắt một số sử thi BN ( )
+ Nhạc cụ: các loại đàn, (Klông put vốn là những ống nứa đựng hạt giống, Tơ rưng là dụng cụ đuổi chim trên rẫy) trống ( nhỏ: Sơ gơ, lớn: Pơ nâng) chiêng…
-Hoa văn, tượng gỗ ( nhấn mạnh tượng mồ)- nhóm tượng trang trí- tín ngưỡng. qua trình làm tượng- nhập thân và thăng hoa.Nhấn mạnh: Người BN không có khái niệm “ nghệ thuật” Bước vào đời sống thẩm mĩ với cảm xúc, ý thức, thị hiếu và lí tưởng thẩm mĩ của mình, người BN sống nghệ thuật. Khi tác phẩm hoàn tất, coi như xong việc, sự nhập thân, thăng hoa cũng biến mất. ( Ở Hà Tam- Măng Giang ngày nay đã có người làm tượng gỗ để bán- theo Nguyên Ngọc)
- Lễ hội
+ Các lễ hội theo chu kì sx nông nghiệp: sơ măh Kơ cham ( sân làng, làng),sm gọ (cúng nồi)…trồng trỉa, cơm mới, đóng cửa kho…
+ các lễ hội vòng đời người: lễ khi người phụ nữ mang thai, sinh con, lễ cầu sức khỏe, lễ cưới, , tạ ơn; lễ hội liên quan tới cái chết; lễ hội của cả cộng đồng ( )
Một số lễ hội lớn, dân làng tổ chức " ân trâu" ( đâm trâu) để tạ ơn thần linh. Đêm trước đâm trâu, người ta tổ chức " khóc tiễn trâu". Đâm trâu là một giá trị văn hóa. ( trao đổi thêm với một số ý kiến khác)
Nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống. Lí do:
+ Khách quan: Điều kiện Kinh tế- xã hội thay đổi, rừng và môi trường bị tàn phá; các phương tiện phục vụ đời sống phong phú, đời sống được cải thiện…( Có người đã nhận xét: văn hóa Tây nguyên là văn hóa Rừng. Rừng bị mất kéo theo sự biến mất của văn hóa truyền thống)
+ Chủ quan: Ý thức giữ gìn bảo vệ Văn hóa dân tộc của chính các thành viên người dân tộc còn yếu. Một số người có ý thức đó nhưng lực bất tòng tâm do tuổi tác, tài chính… Chính sách của nhà nước nhiều nhưng sự đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hóa còn hạn chế, chưa tương xứng.
Thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ của đại bộ phận lớp trẻ( từ sau 1975) đã thay đổi, nhất là việc tiếp thu không chọn lọc các hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống ( trang phục, sinh hoạt, âm nhạc, múa…) Tệ nạn xã hội và các vụ vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.
Tới nay, người BN ở GL chưa có nhà văn của dân tộc mình. Đây là điều rất đáng tiếc.
Plei Ku 5/2015
C.L.Đ
Tài liệu tham khảo
1. Chử Anh Đào- Hệ thống mô tip trong truyện cổ dân gian Jrai, Bah Nar ở Gia Lai- Sở KH&CN GL-1998
2.Henri Maitre- Rừng người Thượng- NXB Tri thức- H.2008
3.Nguyên Ngọc- Bạn bè tôi ở trên ấy- NXB Trẻ. 2013
4.Tô Ngọc Thanh (chủ biên)- Folclore Bah Nar- Sở VH-TT Gia Lai-Kon Tum- 1988
5.Đặng Nghiêm Vạn ( chủ biên)- Các dân tộc tỉnh Gia Lai- Công Tum- NXB KHXH.- H.1981.
PHỤ LỤC
Tóm tắt một số sử thi Bah Nar
1. Dyông Dư - Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai - 2000 (Người kể: Ông Đinh Gang. Sưu tầm và biên dịch: Nhóm tác giả Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Quang Tuệ, Văn Công Hùng, Trần Phong).
Bok Kei Dei và Ya Kung Keh (hai vị thần sống trên trời có nhiều quyền năng nhất), sinh được một đứa con trai. Chưa được 3 ngày hai vị thần đã cho cậu bé xuống nhà Rông ngủ một mình, không ăn không uống, không được ai dỗ dành. Nếu hèn kém thì đứa bé chết. Nếu sống được mới là con Trời. Cậu bé đã trải qua những ngày tháng gian nan vất vả, vượt qua những thử thách khắc nghiệt và trở thành một chàng trai khỏe mạnh, tài ba xứng đáng là con cháu của các vị thần. Cuối cùng vị thần tối thượng Bok Kei Dei đã đặt một cái tên đẹp nhất cho cậu là Dyông Dư.
Một hôm, nhớ cha mẹ trên trời, Dyông Dư tìm cách về thăm, chứng kiến cuộc sống no đủ, đẹp đẽ trên trời. Trước khi về, bố mẹ Dyông Dư cho chàng nhiều quà tặng, trong đó có cái áo kiểu hàm răng heo rừng. Mặc chiếc áo này có thể cất cánh bay lên như loài chim đại bàng nhưng lại biến Dyông Dư thành người xấu xí. Từ đó, không cô gái đẹp nào trong làng yêu Dyông Dư nữa. Chàng bị bỏ rơi, hắt hủi. Sau đó có Bia Yang, con trời, rất coi trọng tấm hồn cao đẹp, sự dũng cảm của Dyông Dư, không ngại vẻ ngoài xấu xí đã yêu chàng tha thiết. Trong lần đi tắm suối, chiếc áo bị nước cuốn trôi, Dyông Dư lại trở thành một chàng trai rắn rỏi, đẹp đẽ. Chàng lấy Bia Yang, người con gái xinh đẹp, thủy chung. Nhưng sau đó Bia Yang bị Klo Ba bắt cóc. Dyông đã chiến đấu dũng cảm với thần mặt trời, cứu vợ và trở về làng sống cuộc đời hạnh phúc yên vui.
Cuộc đời của Dyông từ lúc sinh ra đến lúc lấy được nàng bia Yang xinh đẹp, cũng là con một vị thần, đều thể hiện ý tưởng rằng mọi người đều sống bằng chính sức lao động của mình và phấn đấu vươn tới hạnh phúc bằng khả năng thực có của bản thân. Qua sử thi này, người Bahnar trình bày rất rõ hệ thống ý niệm của mình về thế giới tự nhiên và xã hội. Những lớp lang quan hệ tương đối bình đẳng, có người tốt người xấu, có thần có người. Thần đôi khi cũng phải trải qua khổ đau, cực khổ như người. Trong sử thi này, thế giới tự nhiên còn thể hiện ở một không gian vô cùng rộng lớn. Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng. Có sông núi, có đi bộ, có bay trên mây... Đây là sự tưởng tượng phong phú của người Bahnar để lý giải thế giới. Cuộc kiếm tìm hạnh phúc của Dyông Dư, con Yang nhà trời cũng chính là khát vọng tình yêu được nhân dân gửi gắm. Chàng đã trải qua bao khó khăn gian khổ, dù phải lên rừng xuống biển, phải đánh nhau với cả nữ thần mặt trời để cưới được người mình yêu.
2. Atâu So Hle, Kơne Gơseng - Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai - 2006 (Người kể: Ông Pơnh. Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Quang Tuệ)
Ngày xưa, làng của Bok Rơk rất giàu, có nhiều chàng trai giỏi, nhiều cô gái đẹp, quanh Ghen tức vì điều đó lũ Atâu So Hle Kơne Gơseng độc ác từ bên kia biển xanh đã tràn sang đốt phá nhà cửa, giết chết những người dân lành. Trong cuộc tàn phá hoang tàn ấy chỉ có 3 anh em sống sót. Đó là Diơ, Bia Chăm được 2 chú ruột Dăm Jrai, Dăm Lao mang về nuôi và Diông được hai bà già tốt bụng Vinh Vông và Kông Gơ Ă tìm thấy khi vừa sinh ra, phải liếm nước thối từ xác mẹ để sống. Sau nhiều năm, Diông đã trở thành chàng trai cao lớn, dũng cảm. Tiếng tăm lừng lấy khắp nơi. Ba anh em trai nghĩ đến chuyện báo thù và họ được những người tốt bụng đồng tình ủng hộ. Hai bà Vinh Vông và Kông Gơ Ă giết trâu cúng Yang, xin ông trời bà đất phù hộ. Họ cho Dyông ăn đủ loại thuốc quý để chàng có thêm nhiều tài phép và sức mạnh. Chàng ăn bảy rẫy thuốc, nhổ cây, ăn cả củ lẫn lá. Sau khi bị say thuốc, Dyông càng trở nên khỏe mạnh, dũng cảm. Diông kêu gọi thanh niên từ các làng khác hợp sức đồng lòng, tiêu diệt thế giới ma quỷ. Đoàn người báo thù cho làng quê Bok Rơh đông như kiến như mối, tiến về xứ sở của lũ atâu. Họ đã trải qua rất nhiều thử thách: vượt qua đại dương, đến làng của Atâu Kơ sơ Hle và lần lượt phá tan các hàng rào bằng đồng, bằng sắt, bằng rắn hổ mang và trăn, hàng rào nước sôi nóng bỏng, bàng rào bằng lũy tre, hàng rào bằng sương mù. Lòng căm thù cộng với sự phù trợ của thần linh đã giúp họ vượt qua mọi gian khó. Họ đánh nhau không kể ngày đêm, không tiếc máu xương để bắt kẻ thù phải đền mạng và khuất phục. Cuộc đánh nhau kéo dài liên miên. Những lúc quá mệt, cả hai bên đều dừng lại nghỉ ngơi, hút thuốc, mời gọi các cô gái đẹp mang nước mang cơm đến. Xong lại xông vào đánh nhau ác liệt để rồi cuối cùng lũ atâu đã bị thua, bị giết hết sạch. Anh em Diông cùng nhau xây dựng lại làng quê Bok Rơh to đẹp hơn xưa.
3. Bia Brâu - Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai - 2002 (Người kể: Ông Gang. Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Quang Tuệ)
Bia Brâu thể hiện cuộc kịch chiến giữa hai thế lực có sức mạnh siêu phàm vốn tồn tại trong thế giới thần thoại và cổ tích. Một bên là những hồn ma ở thế giới bên kia. Một bên là những vị thần linh trên trời. Giữa những người đã chết muốn sống lại và những người đang sống yên ổn trên trần thế đã xảy ra cuộc đọ sức ghê gớm. Chuyện bắt đầu từ gã trai Hơ Drít lớn lên ở làng ma. Gã vốn được nữ thần Bia Bâu nuông chiều nên đòi gì là đòi cho bằng được. Một ngày, gã nổi hứng muốn đến buôn làng của các tộc người. Không ai ngăn cản được. Gã làm chiếc bè bằng bạc, bằng vàng, đi chu du khắp nơi. Gã gây nhiều chuyện xấu xa, quái ác cho con người sống trên mặt đất. Dơ Hrít lừa dối người con gái xinh đẹp nhất của Bok Rơh, chém giết, mổ bụng, moi gan, ăn thịt Bok Rơh, vu vạ cả những người đã cưu mang mình. Những tội ác ghê gớm đó khiến người người tức giận. Hai anh em Diơ Tơmông, Dyông Kuan cùng hợp sức với cả dân làng và sự trợ giúp của thần linh, đã giết chết gã Dơ Hrít. Vì thương con, Bia Brâu đã tập hợp các con gái, đánh lại Diơ Tơmông, Dyông Kuan. Cuộc đánh nhau diễn ra nhiều trận đa dạng và khốc liệt. Có lúc cũng trở về sự hòa hoãn. Có lúc Bia Brâu suýt trở thành vợ của Dyông Kuan. Nhưng Dyông Kuan phát hiện Bia Brâu chính là ma quỷ nên cuộc chiến lại tiếp tục. Cuối cùng Bia Brâu cùng các thế lực của mình đều chết, để lại xứ ma ông già Dung Kang – chồng của Bia Brâu sống trong cảnh cô độc, không vợ không con, chỉ còn làng ma trơ trụi.
4. Diơ Hao Jrang - Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai - 2004 (Người kể: ông Pơnh. Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Quang Tuệ)
Thủa xa xưa, dân ở một làng Bahnar nọ bị cảm cúm nên rất thèm ăn chua. Họ rủ nhau lên rừng tìm trái nhãn hoang. Họ phải đi mãi vào rừng sâu, leo lên đỉnh núi cao mới tìm được trái nhãn. Khi tìm được nhãn rồi họ lại gặp một nhân vật gớm ghiếc là Bok Kiêk Lă Dla Kông – ông Cọp Rừng Cáo Núi ra cản trở và vu cho họ là dân trộm cắp. Các chàng trai – những người con dũng cảm trong cộng đồng luôn đứng về lẽ phải, chưa bao giờ sợ bất cứ kẻ thù nào, dù hung dữ đến mấy. Họ đã anh dũng đứng lên, chống lại Cọp Rừng Cáo Núi. Bok Kiêk là người có sức mạnh khủng khiếp nhưng trước sự đoàn kết của dân làng, của gia đình Diông, ông ta bị đánh tơi bời phải chạy đến tá túc ở nhà người em trai ruột sống ở làng ma, tên là atâu Yang Bull. Các chàng dũng sỹ Diơ, Diông, Dăm Phan, Diơ Hreng lại truy đuổi đến nơi và họ phải đương đầu với một đối thủ mới : Atâu Yang Bull lắm tài nhiều phép có mạng nhện và cây đa thần hộ mạng. Hai bên đánh nhau không kể ngày đêm. Bao nhiêu tài phép cao siêu đều đem ra thi thố nhằm tiêu diệt nhau. Cuộc chiến dai dẳng, ngày càng gay go ác liệt, phải có thêm sự giúp sức của vợ và các con Dyông. Nhờ thế dân làng đã chiến thắng được các thế lực hung ác, trở về xây dựng cuộc sống hạnh phúc, yên vui.
5. Dăm Noi - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 2006 (Người kể: Ông Angép. Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Quang Tuệ)
Thủa xa xưa, lâu lắm rồi, có một vị thần quỷ quái rất thèm ăn thịt người. Vị thần thấy làng của Bok Rơh đông đúc, liền bắt hết người để ăn. Cuối cùng chỉ có Dăm Sét sống sót nhờ thân hình nhỏ bé như chuột. Bok Kei Dei trên trời nhìn xuống thấy vậy thì buồn lắm, bèn gọi hai con gái lớn của mình xuống làm vợ Set nhưng không cô nào chịu. Chỉ có cô gái út tên là Rak, đồng ý làm theo lời cha, xuống trần gian ở với Set. Bok Kei Dei cho nàng Sak thêm dao bạc, áo có cánh như chim, chiếc gùi nan bạc không sợ bị rò rỉ. Từ đó hai người chăm sóc cho nhau. Sau này nàng Sak nói thật mình là con trời, rồi đưa Set lên trời gặp cha mẹ, anh em, để làm lễ cưới chính thức. Lúc trở về, Bok Kei Dei cho họ nhiều hạt quý để gieo trồng, cho thuốc để uống vào khỏe khoắn. Họ trở về mặt đất, sống hạnh phúc, xây dựng buôn làng yên vui và sinh được 5 người con trai khôi ngô, tuấn tú. Trong đó có Dăm Noi thông minh, khỏe khoắn, hiếu động. Mới ra khỏi bụng được 3 ngày đêm, anh em đã chạy nhảy trên nhà Rông ầm ầm. Một ngày đẹp trời, Noi giục anh cả mượn dao của mẹ đi chặt le làm cung. Mẹ không cho. Anh hai, anh ba, anh tư xin, mẹ cũng không đồng ý. Noi bực quá, tìm cách lên nhà, chạy vào buồng, lấy dao, đi chặt le, bắn châu chấu. Họ đi rất xa, đến một nơi thấy đầy máu tươi dính trên cây cỏ, thấy một người không chân tay mặt mũi, chỉ có bộ gan mà biết nói liền trói lại, hỏi chuyện. Họ được đũa thần, muốn gì sẽ có. Về nhà, Noi lại đòi mượn lưỡi rìu của mẹ để đốn cây Kơchik làm thuyền. Noi chặt đổ cây, đẽo thành thuyền, đi ra biển. Năm anh em đến làng quê dưới đáy biển, xin được mào rồng cắm lên thuyền cho đẹp, trở về nhà. Trên đường về, năm anh em lần lượt gặp các cô gái đẹp. Họ chiến đấu dũng cảm, giành lấy các loại vũ khí. Họ tàn phá buôn làng của thần quỷ quái để trả thù cho ông bà. Sau đó các anh trở về quê hương còn mình Noi đi giết thần quỷ quái. Qua nhiều cuộc chiến đấu anh dũng, Noi giết chết thần quỷ quái, cùng nàng Kơanhí nên vợ nên chồng, xây dựng cuộc sống yên vui.
6. Giông Trong Yoăn – Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2006 (Người kể: Yă Hơt, người sưu tầm: Nguyễn Quang Tuệ)
Giông Trong Yoăn là một chàng trai đẹp đẽ, tài giỏi. Chàng mặc áo phép thuật trở thành Yang Kỗi Kông có hình thù kỳ dị gớm ghiếc. Chàng lấy Bia Phu nhưng cuộc sống không hạnh phúc vì chàng là kẻ giả hâm hấp, điên khùng, thô lỗ, tham ăn. Bia Phu không hiểu nên hành hạ chàng đủ kiểu rồi lấy chồng mới là Cher Chor hor Grong. Bia Man, em của Bia Phu thấy vậy thương tình, quay ra chăm sóc Giông. Hai người thân thiết, bên nhau như vợ chồng. Họ chăm chỉ làm lụng được những mùa bội thu.
Một ngày nọ, trong lần về thăm quê hương, Giông không chịu đi tắm cùng vợ mà lặn đến nhà cô ruột cá chép hồng nhờ sửa lại con người mình, trở nên chàng trai tuyệt đẹp. Trong khi đó, tưởng chồng chết đuối, Bia Man ngồi khóc 7 mùa rẫy, không ăn uống. Cho đến khi Giông trở về, nàng cũng không chịu nhận chồng. Chỉ khi Giông mặc lại chiếc áo, trở nên xấu xí như xưa, nàng mới vui vẻ, cùng trở về làm ăn. Một năm mất mùa, con gái của Bok Roh đến nhà Bia Man xin lúa, biết chuyện liền kể cho mọi người biết Yang Kông Kỗi chính là Giông Trong Yoăn. Rồi Bia Man và Giông về làng làm đám cưới. Mọi người biết chuyện rõ hơn, đều chúc mừng đôi vợ chồng hạnh phúc. Chỉ có nàng Bia Phu vô cùng xấu hổ, còn bị anh em nhà Giông định đánh chết nhưng Giông đã cứu mạng. Từ đó vợ chồng Giông càng thêm hạnh phúc, chăm chỉ làm ăn. Nhưng anh em nhà Giông Dăk Dâr căm tức vợ chồng Bia Phu nên đã bay đến Tu Krông Vông Krêm để đánh chồng Bia Phu, làm suy yếu và tiêu diệt nhiều người trong đó có Giông Trong Yoăn. Cả làng đã tham gia vào cuộc chiến dai dẳng này. Sau rất nhiều trận kịch chiến, phe Giông Dâk Dâr thua trận và cuối cùng cũng không thoát nổi cái chết. Cuộc chiến kết thúc. Cuộc sống tiếp tục diễn ra tốt đẹp như xưa./.