Nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC KỸ THUẬT LEO DÂY

19/01/2015 3:26:36 CH - Lượt xem: 1740

LỚP CHUYÊN GDTC – NĂM 2014

Nguyễn Hồng Ích

                                                                                                          Giảng viên GDTC

TÓM TẮT: Nội dung chủ yếu là nêu thực trạng của việc giảng dạy kỹ thuật leo dây (Học phần Thể dục Thực dụng) hiện nay của trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Qua đó đề ra giải pháp và lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập cho sinh viên chuyên ngành GDTC sau khi ra trường.

Description: D:\My Documents\IMG_1300[1].JPG

( Kỹ thuật leo dây ngang- treo người)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

      Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác TDTT đối với thế hệ trẻ xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách chăm sóc GD - ĐT thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức.

      Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp GD - ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

     Nhà trường là cơ sở quan trọng để giáo dục và phát triển con người. Mục đích của GDTC cho HS - SV là góp phần đào tạo những chuyên gia có trình độ cao, có tri thức khoa học, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội, xứng đáng với vai trò là người chủ xã hội trong tương lai. Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và nhà nước pháp quyền định hướng Xã hội chủ nghĩa.

     Chỉ thị 112 CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: “ Đối với HS - SV trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc giảng dạy và học môn thể dục theo chương trình đã quy định, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao ngoài giờ học”.

     Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính bắt buộc trong chương trình các cấp học, các ngành học nhưng cho đến nay ở một số nơi công tác này vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường về một số mặt như: CSVC còn nhiều thiếu thốn, chất lượng chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn nhiều yếu kém… Thấy rõ được thực trạng này Đảng và nhà nước ta đã đề ra một số giải pháp cho công tác GDTC ở tất cả các trường các cấp, điều đó được thể hiện trong Chỉ thị 36 của Ban chấp hành Trung ương Đảng: “ Hiệu quả GDTC trong các nhà trường còn thấp, hai ngành GD - ĐT và thể dục thể thao phối hợp chỉ đạo cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về CSVC để thực hiện chế độ GDTC ở tất cả các trường học”.

      Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC cho HS - SV nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp không chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của bộ GD - ĐT về nội dung chương trình GDTC mà còn vận dụng sáng tạo trên cơ sở cải tiến các nội dung học tập mới phù hợp với điều kiện của từng trường, điều đó cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng GDTC cho HS - SV.

     Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai là một trong những trường đào tạo ra đội ngũ GV có chất lượng cao của tỉnh nhà, việc tăng cường, rèn luyện sức khoẻ là một yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng. Qua tham khảo một số tài liệu chuyên môn, một số đề tài khoa học và khảo sát chất lượng giáo dục thể chất của trường Cao đẳng SP Gia Lai, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên chỉ đạo chúng tôi muốn góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình nên đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học kỹ thuật leo dây cho Sinh viên chuyên ngành GDTC- năm 2014”

Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy kỹ thuật leo dây (HP Thể dục Thực dụng) hiện nay của trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, qua đó đề ra và lựa chọn một biện pháp nhằm nâng cao công tác GDTC cho sinh viên chuyên ngành GDTC sau khi ra trường.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

     1. Đặc trưng môn học.( Đang giảng dạy HK I năm học 2014-2015)

      1.1. Giáo trình giảng dạy và nghiên cứu.

      1.1.a. Giáo trình Thể dục- Bộ GD&ĐT ( dự án đào tạo Giáo viên  THCS) – NXB ĐHSP 2003; Chương Thể dục thực dụng ( từ trang 91- 106), riêng phần kỹ thuật leo dây trang 96 và phương pháp giảng dậy thể dục thực dụng trang 106:

          1.1.b.Giáo trình Thể dục cơ bản và Thể dục thực dụng – Bộ gD& ĐT – NXB GD 1998: Chương Thể dục thực dụng ( từ trang 106- 1210 riêng phần kỹ thuật leo dây từ trang 116- 118 có cả phần phương pháp giảng dạy .

         Description: ảnh 1

        ( Trang 96 sách giáo trình Thể dục 2003)

         Description: ảnh 3

( Trang 116 giáo trình TD Đồng diễn và TD Thực dụng – 1998)

Description: ảnh 2

    ( Trang 118 giáo trình TD Đồng diễn và TD Thực dụng – 1998)

1.2. Chương trình môn học: Quĩ thời gian,tiến trình học tập giảng dạy

     Tóm tắc

     Học phần:THỂ DỤC THỰC DỤNG VÀ THỂ DỤC ĐỒNG DIỄN

     2.Mã số: TCC108

     3.Số ĐVHT: 03

     4.Mục tiêu:

4.1. Kiến thức: Nắm vững hệ thống khái niện, thuật ngữ cơ bản của thể dục thực dụng và thể dục đồng diễn.

     4.2. Kỹ năng: Thực hành thuần thục các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung môn học.

5.. Chương trình chi tiết:

      5.1. Lý thuyết  (10 tiết)

- Thể dục thực dụng ( 2 tiết)

+ Khái niệm, ý nghĩa.

+ Các loại bài tập.

+ Nguyễn tắc biên soạn.

+ Phương pháp tổ chức tập luyện.

     5.2. Tập luyện ( 33 tiết)

- Thể dục thực dụng (6 tiết)

+ Các bài tập và phương pháp mang vác dụng cụ và mang vác người

+ Các bài tập thể dục vệ sinh

+ Các bài tập chữa cong vẹo cột sống

     6. Đánh giá:Thi học phần theo thang điểm 10.

       Môn Thể dục thực dụng gồm các nội dung: leo dây, leo thang, mang vác, kiệu người....... Trong đó có 02 tiết lý thuyết và 10 tiết thực hành(trong đó quĩ thời gian cho thực hành kỹ thuật leo dây 08 tiết )do đặc trưng nhiều nội dung và độ khó mà bản thân GV tăng thời gian cho phần thực dụng.

      Tiến trình giảng dạy môn TD thực dụng được lồng ghép với môn thể dục đồng diễn, theo tỉ lệ: 1-2,

     Nội dung phần Thể dục thực dụng theo giáo trình thể dục -2003 gồm:

Cõng người trên lưng, cõng người trên vai, vác người, bế người,cắp người, hai người kiệu 01 người, hai người khiêng 01 người, mang vác và di chuyển dụng cụ, leo dây, leo thang, động tác bò ( 10 bài tập)

       Riêng  kỹ thuật leo dây gồm:

-Leo dây ngang: KT treo người và KT đu người

                    -Leo dây đứng (dọc): KT 01 nhịp, KT 02 nhịp, KT 03 nhịp.

                   - Cách dừng trên dây dọc.

       1.2.a. Nhận xét chung;

         Giáo trình còn hạn chế, cách trình bày chưa sâu và chặt chẽ,nội dung giảng dạy nhiều, bản thân không phải chuyên sâu nên việc nghiên cứu và tập luyện còn khó khăn.

     2. Đặc điểm Tâm , Sinh lý của SV đối với môn học( sơ lượt).

      2.1.Sinh lý lứa tuổi thanh niên( Giới thiệu sinh lý HS PTCS)

         -Sinh viên tuổi từ 18 trở lên , sự phát triển các cơ quan sinh lý hầu như đã hoàn toàn ổn định và nâng cao nếu được thường xuyên tập luyện TDTT ( Ví dụ: tần số hô hấp ổn định từ 18-22 lần/phút.........)

        -Lứa tuổi học sinh PTCS tự 11 – 15, các cơ quan sinh lý chưa hoàn chỉnh cơ thể còn non yếu( Ví dụ; Tuổi dậy thì các cơ quan cũng thay đổi...)

      2.2.Tâm lý lứa tuổi thanh niên( Giới thiệu tâm lý HS PTCS).

      -Tâm lý của sinh viên kể cả nam và nữ đều ngại khó, nếu có chỉ lo đối phó môn học. Riêng đối với nữ tâm lý sợ sệt, nhút nhát, lực chi trên còn yếu nên sợ sệt khi leo dây ngang.

    - Tâm lý HS PTCS đối với nam hiếu động, nữ rụt rè e thẹn nhất là leo dây ngang và dọc, cần chú ý lực chi trên và tính phối hợp trong quá trình leo dây đồng thời có kế hoạch bảo hiểm thật chặt chẽ.

     3. Những yếu tố Cơ sở vật chất phục vụ môn học.

      3.1. Dụng cụ tập luyện.

          - Dây leo: Đường kính tối thiểu 20mm, chiều dài tùy thuộc kỹ thuật leo ( không được nối), chất liệu sợi colton.

          - Nệm bảo hiểm ( nệm nhảy cao)

      3.2.Sân bãi tập luyện.

         Thoáng, chiều rộng và cao tùy thuộc kỹ thuật leo

CHƯƠNG 2

NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.

     1. Nhiệm vụ nghiên cứu.

              1.1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng các bài tập nâng cao chất lượng môn học.

              1.2. Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sơ bộ kết quả đạt được ( sau khi kết thúc môn học).

     2. Phương pháp nghiên cứu.

       2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

       2.2. Phương pháp tập luyện.

       2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

       2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

      2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

     3. Tổ chức nghiên cứu.

      3.1. Giảng dạy lý thuyết.

       3.2. Tập luyện

     4. Thời gian nghiên cứu:

     5. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên GDTC khóa 33 trường CĐSP Gia Lai

     6. Địa điểm nghiên cứu: Khu ký túc xá trường CĐSP Gia Lai

III. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ NGHIÊN CỨU.

         1.Giải quyết nhiệm vụ:

         1.1. Nhiệm vụ 1:

     Các giải pháp: Xây dựng các bài tập nâng cao chất lượng môn học.

*Giải pháp 1: Bài tập nâng cao cảm giác tay, chân và dây.

         - Tạo sự tiếp xúc ma sát của tay và dây.

         - Tạo cảm giác tiếp xúc của chân đối với dây dọc và đu người dây ngang.

*Giải pháp 2: Bài tập thể lực chi trên.

        - Sức mạnh của tay; Thông qua trò chơi hoặc thể lực với dây

*Giải pháp 3: Hướng dẫn bảo hiểm và giúp đỡ.

      - Giới thiệu cách chữa bong rát tay.

      - Giới thiệu cách giúp đở và bảo hiểm leo dây ngang( treo người và đu người).

     - Giới thiệu cách giúp đỡ và bảo hiểm leo dây dọc( 02 nhịp và 03 nhịp).

*Giải pháp 4: Bài tập phối hợp: Tay và thân( đối với dây ngang cho tư thế treo và đu dây).( không dây và có dây)

    - Ôn lại lý thuyết leo dây ngang.

    - Tập luyện KT đu người trước.Chú trọng KT phối hợp tây và chân.

    - Tập luyện KT treo người sau. Chú trọng KT phối hợp tây và chân.

( Chú ý cách phân phối sức trong quá trình leo)

*Giải pháp 5: Bài tập kẹp dây thả 01 tay ( Dây dọc).

    - Giới thiệu KT leo dây 02 nhịp ( SV không tập- lý do).

    - Giới thiệu làm quen KT leo 03 nhịp.

    - Thuần thục KT kẹp dây.

    - Tư thế kẹp và thả dây.

*Giải pháp 6: Bài tập phối hợp; Tay và chân đối với leo dây dọc 03 nhịp. ( không dây và có dây).

    - Ôn lại lý thuyết KT leo 03 nhịp.

    - SV tự kiểm tra KT kẹp dây, có đánh giá.

    - Học KT nhịp 1.

    - Học KT nhịp 2.

    - Học KT nhịp 3.

     - Bài tập đi xuống.

     - Phối hợp 03 nhịp, cự ly ngắn( từ 02 đến 03 lần).

  * Phát huy tinh thần tự kiểm tra và đánh giá của SV

     1.2. Nhiệm vụ 2: sau khi kết thúc học phần

     2. Kết luận

      Tóm lại, bài viết đã bám sát với thực tiễn, đặc thù bộ môn, từ đó đã đưa ra các giải pháp phù hợp. Các giải pháp và biện pháp đã và đang được áp dụng bước đầu mang lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy kỹ thuật leo dây cho sinh viên chuyên ngành GDTC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] BGD & ĐT (1998), Thể dục cơ bản và Thể dục dụng – NXB Giáo dục.

[2] Trương Anh Tuấn (2003), Giáo trình Thể dục - NXB Đại học Sư phạm. 

CÁC TIN KHÁC
Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Thư viện ảnh
Hỗ trợ online
thaiha0511@gmail.com
Hotline: 02693877244
phonghcqtc38@gmail.com
Hotline: 02693877351
Lượt truy cập
Online: 154 | Thống kê: 1003854
Liên kết website
Bản quyền (C) 2013 thuộc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
Điện thoại: 0593.877.244 - Fax: 3877312. Email: cdspgialai@cdspgialai.edu.vn
Giấy phép số 383754/GP - BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 03/03/2013
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Địa chỉ: 126 Lê Thánh Tôn - T.P Pleiku - Gia Lai
Ghi rõ nguồn gốc "Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai" khi phát hành lại thông tin từ website này
Các trang sẽ mở ra tại cửa sổ mới. Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.