Nghiên cứu khoa học

THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN MỘT SỐ MÔN TDTT

16/01/2015 2:21:18 CH - Lượt xem: 2460

THẾ MẠNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI

Th.S Nguyễn Văn Tú

                                                                                             Giảng viên GDTC  

TÓM TẮT: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và quan sát thống kê để đánh giá thực trạng sự phát triển phong trào tập luyện một số môn thể thao thế mạnh của trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, góp phần tìm hiểu những tồn tại trong thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

       Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong trường học của các cấp là một mặt của giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu cho đổi mới, sự nghiệp giáo dục của đất nước.

      Do vậy giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của Ngành giáo dục và đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, góp phần đào tạo con người mới, phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục đích giáo dục của nước ta là: “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng”.

      Để đạt được mục tiêu đó, trong nhiều năm qua, trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai đã không ngừng đổi mới cải tiến nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, trong đó môn giáo dục thể chất (GDTC) và tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa. Song có thể nói, chương trình đã có những bước cải tiến nhưng có những vấn đề chưa thực sự hợp lý. Nội dung tập luyện chưa phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và điều kiện cụ thể của nhà trường . Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh -  sinh viên yếu kém không đồng đều, còn cao, so với tiêu chuẩn đánh giá giá của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đề ra. Thực trạng đòi hỏi phải có những nghiên cứu, điều chỉnh, đề xuất những biện pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp  nhằm nâng cao chất lượng (GDTC) cho học sinh – sinh viên, để sau khi ra trường các em trở thành những người cán bộ, giáo viên toàn diện về thể chất, vững vàng về chuyên môn đáp ứng được yêu cầu cần thiết góp phần vào xây dựng địa phương, vững mạnh về kinh tế, an ninh Quốc phòng, góp phần vào công cuộc đổi mói đất nươc. Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai là nơi trang bị những kiến thức về chuyên môn cơ bản. Đồng thời còn thực hiện nhiệm vụ GDTC cho các em để trong tương lai trở thành những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần (Đức, Trí, Thể, Mĩ).

       Nghiên cứu thực trạng sự pháp triển phong trào tập luyện một số môn thể thao thế mạnh của trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai là một công việc quan trọng trong việc phát triển phong trào thể dục thể thao trong học sinh, sinh viên các trường Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp…, Mục đích nghiên cứu là để góp phần hiểu rõ và có những biện pháp phát triển các môn thể thao phù hợp, nâng cao hiệu quả rèn luyện thân thể trong học sinh, sinh viên của trường. Để nghiên cứu thực trạng vấn đề này chúng tôi phải tiến hành nghiên cứu:" Thực trạng sự phát triển phong trào tập luyện một số môn thể thao thế mạnh của trường cao đẳng sư phạm Gia lai."

     Tìm hiểu nhu cầu tập luyện một số môn thể thao thế mạnh của HSSV Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai.

     Thực tế số học sinh, sinh viên tham gia tập luyện một số môn thể thao thế mạnh trong Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai.

     Hệ thống thi đấu một số môn thể thao thế mạnh của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai.

     Thành tích thi đấu một số  môn thể thao thế mạnh của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai trong những năm gần đây.

II. NỘI DUNG

2.1. Mục đích nghiên cứu:

     Nghiên cứu thực trạng sự phát triển phong trào tập luyện một số môn thế mạnh của Trường CĐSP Gia Lai.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

     Để giải quyết được mục đích nghiên cứu nói chung tôi đã đề ra các nhiệm vụ sau:

     + Nghiên cứu khảo sát tình hình thực trạng các môn thể thao thế mạnh của trường CĐSP Gia Lai.

     + Lựa chọn những môn thể thao thế mạnh để chú trọng bồi dưỡng huấn luyện thi đấu đạt thành tích cao

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

     Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã áp dụng các phương pháp sau:

2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.

2.3.2. Phương pháp quan sát sư phạm.

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn

2.3.4. Phương pháp toán thống kê.

3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

3..2 Phạm vi nghiên cứu.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

4.1. Nhu cầu tập luyện một số môn thể thao thế mạnh của học sinh, sinh viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai.

     Để xác định thực tế nhu cầu thực hiện một số môn thể thao thế mạnh của học sinh, sinh viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 620 học sinh, sinh viên (trong đó có 320 nữ), về động cơ, nguyện vọng tập luyện, cũng như nhu cầu tập luyện và các yếu tố ảnh hưởng phong trào tập luyện một số môn thể thao thế mạnh. Kết quả được xử lý theo từng chỉ tiêu thành phần và được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả phỏng vấn học sinh, sinh viên

Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai. (n = 620)

TT

Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Nam

(n = 300)

Nữ

(n = 320)

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

1

Động cơ tập luyện một số môn thể thao thế mạnh.

- Ham Thích

264

88,00

177

55,31

551

71,12

- Nhận thấy có tác dụng rèn luyện thân thể

250

83,33

161

50,31

411

62,43

- Bắt buộc phải tập thể dục

138

46,00

106

33,12

244

39,35

2

Nguyện vọng tập luyện một số môn thể thao thế mạnh

- Rất muốn tập

276

92,00

248

77,50

524

84,51

- Không muốn tập

21

7,00

24

7,50

45

7,25

- Không trả lời

3

1,00

48

15,00

51

8,22

3

Nhu cầu tập luyện và thi đấu một số môn thể thao thế mạnh

- Bóng đá

252

84,00

131

40,93

383

61,77

- Cầu lông

264

88,00

206

64,37

470

75,80

-Điền kinh

98

32,66

37

8,43

120

20,16

- Đá cầu

214

71,33

168

52,50

382

61,61

- Bóng bàn

142

47,33

93

29,06

235

97,90

4

Nhu cầu tham gia luyện tập trong câu lạc bộ thể thao

- Thích

166

53,33

141

44,06

307

49,51

- Không cần thiết

114

38,00

76

23,75

190

30,64

5

Động cơ ưa thích

- Sôi nổi

249

83,00

237

74,06

486

78,30

- Nâng cao sức khỏe

233

77,66

192

60,00

425

68,54

- Muốn có thành tích thể thao

56

18,66

34

10,62

90

14,51

- Được tham gia thi đấu

62

20,66

43

13,43

105

16,93

6

Những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện các môn thể dục thể thao mạnh

- Không có giáo viên hướng dẫn

269

89,66

235

73,43

504

81,29

- Không có thời gian

57

19,00

76

23,75

133

89,51

- Không đủ sân bãi, dụng cụ tập luyện

284

94,66

271

84,68

555

89,51

- Không được sự ủng hộ của bạn bè

117

39,00

89

27,81

206

33,22

- Không ham thích môn thể thao nào

34

11,33

48

15,00

82

13,22

                                 

Qua bảng 1 cho thấy:

     Về nhu cầu tập luyện tham gia thi đấu các môn thể thao thế mạnh đa số học sinh thích tổ chức thi đấu các môn bóng, đặt biệt là môn bóng đá (61,77%), Cầu lông (75,80%), Bóng chuyền (72,58%) sau đó là bóng bàn, điền kinh và đá cầu. Phần lớn học sinh, sinh viên đều cho rằng các môn này sôi nổi có hứng thú cao, rèn luyện ý chí và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên. Còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú và kết quả tập luyện cẩu các em như:

     - Không có giáo viên hướng dẫn:

     - Không có thời gian

     - Không đủ sân bãi, dụng cụ tập luyện

     - Không được sự ủng hộ của bạn bè

     - Không ham thích môn thể thao nào

     Khi huấn luyện phong trào TDTT tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, cần chú ý những điều này để nâng cao kết quả tập luyện ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.

     2. Thực tế số học sinh, sinh viên tham gia tập luyện một số môn thể thap thế mạnh của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.

     Để đánh giá một cách khách quan thực tế tham gia tập luyện một số môn thể thao thế mạnh trong học sinh, sinh viên, chúng tôi điều tra và phỏng vấn 620 học sinh, sinh viên trong đó 320 nữ để tìm hiểu thực trạng công tác tập luyện TDTT ngoại khóa của các học sinh, sinh viên. Kết quả thu được xử lý theo từng chi tiêu thành phần và được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Thực tế số học sinh, sinh viên tham gia tập luyện các môn thể thao thế mạnh của trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai (n = 620)

TT

Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Nam

(n = 300)

Nữ

(n = 320)

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

1

Bóng đá

198

66,00

102

31,87

300

48,38

2

Cầu lông

201

67,00

141

44,06

342

55,16

3

Điền kinh

77

25,66

43

13,43

120

19,35

4

Bóng chuyền

186

62,00

147

45,93

333

53,70

5

Đá cầu

110

36,66

84

28,00

194

31,29

6

Bóng bàn

103

34,33

62

19,37

165

26,61

Qua điều tra thực tế tham gia tập luyện các môn TDTT ở bảng 2 cho thấy, nhìn chung học sinh, sinh viên tham gia tập luyện rất đa dạng, nhưng tập nhiều nhất vẫn là môn Bóng đá 48,38%, Cầu lông là 55,16%, Bóng chuyền là 53,70%. Các môn này rất được học sinh, sinh viên yêu thích và tự nguyện tham gia tập luyện. Các môn khác như điền kinh, Đá cầu và Bóng bàn ít được học sinh quan tâm tập luyện hơn.

     3. Hoạt động thi đấu các môn thể thao thế mạnh của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.

     Qua theo dõi và thống kê các giải thi đâí truyền thống của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai và hệ thống thi đấu của Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai chúng tôi trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Hoạt động thi đấu các môn thể thao thế mạnh của trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai và các giải tham gia

TT

Hoạt động

 

Năm

Môn thi đấu

Giải nội bộ Trường CĐSP

Giải các bộ

GD & ĐT

Giải tỉnh Gia Lai

 

2011

2012

2013

2011

2012

2013

2011

2012

2013

1

Bóng đá

+

+

+

0

0

0

0

+

+

2

Cầu long

0

+

+

+

0

0

0

+

+

3

Điền kinh

+

+

+

0

+

0

+

+

+

4

Bóng chuyền

+

+

+

0

0

0

0

+

+

5

Đá cầu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Bóng bàn

0

+

0

0

+

0

+

+

+

     * Ghi chú (+) là môn thi đấu

                        (0) là môn không thi đấu

     - Qua bảng 3 cho thấy rằng các giải thi đấu truyền thông của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, của tỉnh và Bộ Giáo dục mà trường trong nhưng năm gần đây đã tham gia, thường tập trung vào các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn là thường xuyên.

     4. Thành tích thi đấu một số môn thế mạnh của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.

     Để tìm hiểu về thành tích thi đấu các môn thể thao thế mạnh của trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, chúng tôi tiến hành thống kê thành tích các môn thể thao thế mạnh của trường trong các năm 2011, 2012 và 2013.  Kết quả được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Thành tích thi đấu của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

TT

Năm

thi

đấu

Thành tích

Tổng số huy chương của các môn TT thế mạnh

Huy chương vàng

Huy chương bạc

Huy chương đồng

Tổng số

Các môn TT thế mạnh

Tổng số

Các môn TT thế mạnh

Tổng số

Các môn TT thế mạnh

1

2011

02

02

03

02

12

06

10/17

58,82%

2

2012

03

03

05

03

10

07

13/08

72,22%

3

2013

04

04

06

04

11

08

16/21

76,19%

- Từ bảng 4 cho thấy trong tổng số huy chương đạt đươc thì tổng số huy chương ở các số môn thể thao thế mạnh (Bóng đá, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng bàn)  chiếm tỉ lệ rất cao trong các môn thi đấu, cụ thể là năm 2011 chiếm 58,82%, Năm 2012 chiếm 72,22% và năm 2013 chiếm 76,19%.

III. KẾT LUẬN

     + Động cơ tập luyện các môn thể thao thế mạnh thể thao của học sinh, sinh viên chủ yếu là do ham thích (71,12%) và cũng nhận thấy có tác dụng trong việc rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe .

     + Nguyện vọng tập luyện các môn thể thao thế mạnh của học sinh, sinh viên trên cả nam và nữ đểu mong muốn tập, chỉ có một số ít là không muốn tập.

     + Về nhu cầu tập luyện và tham gia thi đấu các môn thể thao thế mạnh đa số học sinh, sinh viên thích tổ chức thi đấu các môn Bóng, đặc biệt là môn Bóng đá (61,77%), Cầu lông (75,80%). Phần lớn các học sinh, sinh viên đều cho rằng các môn học này sôi nổi cói hứng thú cao, rèn luyện ý chí và nâng cao sức khỏe.

     + Những yếu tố được đánh giá là ảnh hưởng đến tập luyện các môn thể thao thế mạnh, rèn luyện ý chí và nâng cao sức khỏe.

     + Những yếu tố được đánh giá là ảnh hưởng đến tập luyện các môn thể thao thế mạnh, rèn luyện thể thao của học sinh, sinh viên là không có tổ chức, giáo viên hướng dẫn, không có điều kiện sân bãi, dụng cụ và một phần do chương trình học tập nặng nên thiếu thời gian.

     + Qua theo dõi và thống kê các giải đấu truyền thống của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, của Sở Văn Hóa Gia Lai và ngành Giáo Dục Gia Lai trong những 5 năm gần đây cho thấy các giải thi đấu thường tập trung vào các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh, Bóng bàn là chủ yếu.

     + Trong thành tích thi đấu, tổng số huy chương đạt được các môn thể thao thế mạnh (Bóng đá, Cầu lông, Bóng chuyền) chiếm tỷ lệ rất cao cụ thể là năm 2011 chiếm 58,82%, năm 2012 chiếm 72,22% và năm 2013 chiếm 76,19%.

     Từ những kết quả trên với tỷ lệ % cao về nhu cầu tập luyện và thi đấu và thực tế tham gia tập luyện của học sinh, sinh viên dựa trên cơ sở các môn thi đấu truyền thống của trường, qua các giải đấu của Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai và Sở Văn Hóa TT, Thể thao và Du lịch, cũng như phát huy thành tích đã đạt được trong những năm qua.  

KIẾN NGHỊ:

      +  Cần tiếp tục nghiên cứu để khẳng định tính ưu việt của các phương pháp đã lựa chọn

      +  Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo và rút  ra những kinh nghiệm để đầu tư trọng điểm các môn thể thao thế mạnh của học sinh, sinh viên Trường CĐSP tham gia tập luyện thi đấu các giải, trong năm học 2014 – 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyến Duy Anh; Nguyễn Tài Thu (1998), Tuyển tập NCKH về TDTT – NXB TDTT.

[2] BGD & ĐT (2000) Chương trình báo cáo về công tác giảng dạy TDTT trong các trường Phổ thông – NXB Giáo dục.

CÁC TIN KHÁC
Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Thư viện ảnh
Hỗ trợ online
thaiha0511@gmail.com
Hotline: 02693877244
phonghcqtc38@gmail.com
Hotline: 02693877351
Lượt truy cập
Online: 114 | Thống kê: 987999
Liên kết website
Bản quyền (C) 2013 thuộc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
Điện thoại: 0593.877.244 - Fax: 3877312. Email: cdspgialai@cdspgialai.edu.vn
Giấy phép số 383754/GP - BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 03/03/2013
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Địa chỉ: 126 Lê Thánh Tôn - T.P Pleiku - Gia Lai
Ghi rõ nguồn gốc "Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai" khi phát hành lại thông tin từ website này
Các trang sẽ mở ra tại cửa sổ mới. Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.