GV. Nguyễn Lê Quân
Nhu cầu ca hát của con người về thẩm mỹ là nhu cầu tinh tế và cao quý. Ý thức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân văn cao. Ở trường học, các môn học khác đều hướng đến việc xây dựng và hình thành nhân cách học sinh từ trí tuệ đến tình cảm. Ngược lại, môn Âm nhạc thì nhằm mục đích xây dựng nhân cách đến trí tuệ. Bởi vì, học Âm nhạc giúp học sinh phát triển khả năng thẩm mỹ, tư duy một cách trọn vẹn nhất. Hơn thế nữa, môn Âm nhạc còn trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo, xây dựng thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc lành mạnh.
Trường CĐSP Gia Lai đào tạo thầy cô giáo với các ngành: Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học, Sư phạm Âm nhạc… Trong đó, Sư phư phạm Tiểu học là ngành có số lượng sinh viên đông nhất. Đối với ngành này, chương trình đào tạo có nhiều phân môn. Trong đó, môn Âm nhạc có nhiều Modum kiến thức và kỹ năng, trang bị cho sinh viên căn bản về nhạc lý, nhạc cụ, đọc nhạc, hát và phương pháp giảng dạy âm nhạc. Riêng modum Hát là nội dung có tính quan trọng vì đáp ứng được những kiến thức, khái niệm một cách cụ thể, tích lũy những ấn tượng, cảm xúc chân thực về tác phẩm âm nhạc, đẩy mạnh khả năng hoạt động âm nhạc… Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu về những giải pháp phát triển khả năng về Giọng cho sinh viên ngành Tiểu học có năng khiếu về ca hát.
Tiến sĩ người Đức Gi.Sunde khẳng định “Âm nhạc có khả năng xây dựng ý chí, tính tình và nhân cách của con người. Đứng về mặt giáo dục, âm nhạc có khả năng thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người về các mặt: trí tuệ, óc tưởng tượng, tình cảm, trực cảm, tính tích cực, tính tập thể và sự hào hứng”. Bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những cảm xúc tương ứng, những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ; sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học sinh. Nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tập giúp học sinh có tinh thần sảng khoái và tạo cho học sinh có những ước mơ tươi đẹp.
Thực tế đào tạo môn Âm nhạc tại khoa Tiểu học nhiều năm qua gặp nhiều khó khăn, vì sinh viên chưa nhận thức được vai trò của môn học, chỉ tập trung chú ý vào các môn chuyên ngành. Cho nên việc phát triển khả năng âm nhạc đặc biệt là Hát, gặp nhiều trở ngại cho giảng viên, cũng như các hoạt động phong trào của Khoa, Trường.
Khi sinh viên dựa vào cao độ của bài đã biết hát, để được thay bằng tên nốt, điều này giúp cho sinh viên nắm được độ cao của nốt nhạc cùng với độ dài và nhịp. Sau một thời gian, sinh viên có thể xướng âm được những bài mới, và ráp ca từ chuẩn xác.
Sinh viên Tiểu học thường hạn chế về khả năng nhạc cụ, vì thế để vỡ một bài hát mới sẽ gặp khó khăn nếu như chưa có khả năng xướng âm chuẩn xác. Vì thế, khi dùng phần mềm Encore, sau khi chép bài nhạc sinh viên sẽ dùng Midi để nghe giai điệu của bài. Điều này, giúp sinh viên hình thành khả năng xướng âm tốt hơn.
Giống như tập xướng âm, sinh viên dùng những bài hát quen thuộc để luyện tập. Vừa hát, sinh viên vừa gõ tay theo lời của bài hát, và nhìn vào âm hình nốt trên bảng nhạc. Sau khi đã hình thành được thói quen và cảm nhận tiết tấu tốt. Sinh viên có thể nhìn vào bảng nhạc và gõ tiết tấu mà không có sự trợ giúp của giai điệu có sẵn.
Trong Encore, có phần phát ra tiết tấu của bản nhạc. Nên sau khi chép nhạc vào Encore, sinh viên có thể nghe và cảm nhận tiết tấu theo, để hình thành khả năng phân tích tiết tấu, dần dần nâng cao khả năng cảm nhận của mình tốt hơn.
Đối với những bài có tiết tấu phức tạp, giáo viên có thể hướng dẫn cho sinh viên tập luyện tách rời từng âm hình. Hoặc sử dụng 2 cách trên, sinh viên tự luyện tập những tiết tấu khó nhiều lần cho thuần thục.
Sau khi đã nắm được giai điệu cũng như tiết tấu, thì một vấn đề giúp sinh viên thể hiện bài hát tốt hơn đó là dựa vào các qui định sắc thái cho từng câu từng đoạn nhạc khác nhau. Đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu và giáo viên thường xuyên cung cấp giải thích và yêu cầu sinh viên học thuộc các kí hiệu bằng tiếng latinh và tiếng việt.
Pianissimo (pp) : Rất nhẹ
Piano (p) : Nhẹ
Mezzo-Forte (mf) : Mạnh vừa
Forte (f) : Mạnh
Fortissimo (ff) : Rất mạnh
Crescendo (Cresc.) : Mạnh dần lên
Decrescendo (decresc.) : Nhẹ dần lại
Diminuendo (dim.) : Bớt lại
Morendo (mor.) : Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài)
Smorzando (Smor.) : Tắt dần
Subito forte (Sf.) : Mạnh đột ngột
Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ, thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ, từng đầu câu, và không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Do vậy, sinh viên phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi.
Quốc ca là một bài hát khá quen thuộc. Tuy nhiên, theo lối hát truyền khẩu lâu nay, thì tính chất của bài hát không được thể hiện một cách trọn vẹn. Vì thế, nếu biết xướng âm thì điều đầu tiên sinh viên sẽ nhận ra được những cao độ chưa chuẩn xác so với bản nhạc, phân tích được tiết tấu trong bài để thể hiện rõ phong cách hành khúc, cũng như diễn tả được tính chất của bài hát rõ ràng hơn.
Lỗi tiết tấu thường mắc phải:
Tiết tấu chính xác:
Lỗi cao độ mắc phải:
Cao độ chính xác:
Từ ví dụ trên, cho thấy việc luyện tập xướng âm, tiết tấu là yếu tố quan trọng trong ca hát. Ngoài ra, hiểu và vận dụng các kí hiệu về sắc thái cũng tạo hiệu ứng rất cao trong việc thể hiện một tác phẩm âm nhạc.
“Giọng hát của con người được coi như một “Nhạc khí sống” quý báu, không nhạc khí nào sáng bằng, vì ngoài những âm thanh cao thấp, dài ngắn, mạnh nhẹ, trong đục, giọng người còn có khả năng phát ra lời, ra tiếng : Chính nhờ ngôn ngữ mà tiếng hát có sức biểu hiện lớn lao, có khả năng diễn đạt tình ý cách hữu hiệu, có tính giáo dục cao về nhiều phương diện. Ngôn ngữ làm cho âm nhạc được cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, nên dễ đi sâu vào mọi tầng lớp xã hội. Thanh nhạc nhờ đó mà trở thành bộ môn nghệ thuật có tính đại chúng cao nhất.”
Chất giọng là yếu tố hàng đầu trong thanh nhạc, vì vậy đối với người hát việc tập luyện để phát triển chất lượng âm thanh rất quan trọng. Đòi hỏi người hát thường xuyên luyện thanh, cũng như duy trì và phát triển hơi thở.
Theo phương pháp luyện thanh cổ điển được áp dụng lâu nay, người tập đứng yên và chủ yếu luyện tập mở rộng âm thanh. Điều này, làm cho cơ thể bị cứng, không linh hoạt. Qua thời gian nghiên cứu trên các trang điện thử về phương pháp dạy luyện thanh của các nước phát triển, tác giả thấy đó là điều hoàn toàn mới mẻ và hợp lý, khi vừa luyện thanh vừa kết hợp vận động cơ thể, làm cho phổi, cơ hoành và các bộ phận khác được giải phóng năng lượng, tạo không gian rỗng trong lồng ngực để âm thanh phát ra to, rõ ràng, và tránh gây sự nhàm chán cho người học.[professional vocal warmup “opening up the voice”]
Vừa luyện thanh, người tập di chuyển theo nhịp bằng những bước chân sải dài, hai tay thả lỏng hoặc đánh nhẹ sang hai bên. Giúp cơ thể thả lỏng toàn bộ, tạo cảm giác thoải mái cho người tập.
Đứng thoải mái, hai chân rộng bằng vai. Luyện thanh theo mẫu cơ bản, đồng thời hai tay đưa cao hơn đầu và hạ xuống ngang thắt lưng, tạo thành một vòng tròn với 4 ô nhịp. Bài tập này, giúp cơ hoành và lườn cùng hoạt động, phổi mở rộng, hơi được giữ lâu, âm thanh đẩy ra ngoài nhẹ nhàng hơn.
Rải những mẫu giấy xuống nền, vừa luyện thanh, người tập vừa cuối xuống và nhặt lên, đảm bảo âm thanh vẫn phát ra to đều, rõ ràng. Lúc này người tập sẽ thả lỏng hoàn toàn cơ thể, không gồng cứng như những cách tập cổ điển.
|
Sử dụng hơi thở trong ca hát là một kĩ năng cơ bản, quyết định nhiều đến chất lượng thể hiện tác phẩm, tạo ra giọng hát đẹp, truyền cảm. Hơi thở trong ca hát gắn bó chặt chẽ với sự phát âm. Người hát chủ động và luyện tập thành kĩ thuật, sử dụng để điều tiết hơi, nhằm mục đích thể hiện tác phẩm tốt nhât. Bên cạnh những bài tập cơ bản, tác giả xin giới thiệu một số bài tập đã tìm hiểu được.
Đặt ngón tay cách môi 50 phân. Lấy hơi sâu và thổi thật đều, ngón tay sẽ cảm nhận được lượng hơi thổi ra đều, thời gian càng lâu càng tốt.
Lấy hơi và thở ra bình thường, kèm với việc môi mở khẩu hình theo qui định. Điều này, giúp người tập cảm nhận được lượng hơi thổi ra ở những khẩu hình sẽ khác nhau., để điều chỉnh cho phù hợp.
Tay nâng lên khi hít hơi vào, lúc này bụng đầy lên. Đẩy mạnh hơi ra kết hợp tay hạ xuống, bụng xẹp. Với bài tập này, người học nhờ sự linh hoạt của tay và bụng để điều chỉnh cách hít thở.
Từ thực tế giảng dạy và tìm hiểu khả năng tiếp thu bài học của sinh viên khoa Tiểu học, Tác giả đã mạnh dạng đề cập đến những biện pháp nhằm nâng cao khả năng xướng âm, phân tích tiết tấu, sắc thái bài hát, kết hợp với các bài luyện thanh, luyện tập hơi thở. Góp phần vào việc giảng dạy, đào tạo cho sinh viên, giúp sinh viên phát huy khả năng, phát triển năng khiếu của mình. Tạo điều kiện bồi dưỡng những kĩ năng, kĩ thuật cho sinh viên tự tin trong các phong trào của Khoa, Trường, và ứng dụng vào công tác say này.
N.L.Q