Nghiên cứu khoa học

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HS NÂNG CAO NĂNG LỰC TH Ở MÔN VẼ THEO MẪU

09/01/2015 10:55:11 SA - Lượt xem: 4361

.

                                                                                                    Th.S Cao Duy Lĩnh

                                                                                                  Giảng viên Mỹ thuật

TÓM TẮT: Giúp giáo viên bám sát nội dung để thiết kế bài dạy phù hợp và hướng dẫn thực hành có hiệu quả. Từ đó có cở sở, thấy được những học sinh hạn chế về kỹ năng thực hành để có phương pháp hướng dẫn, khắc phục cho các em, nhằm nâng cao năng lực thực hành, khắc phục những yếu kém trong quá trình làm bài.

MỞ ĐẦU

     Hiện nay dạy Mỹ thuật ở các trường THCS trong tỉnh Gia Lai đã có giáo viên chuyên về Mỹ thuật giảng dạy. Nguồn giáo viên là những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đại học, cao đẳng sư phạm mỹ thuật hoặc trung cấp văn hóa nghệ thuật có chứng chỉ sư phạm đảm nhận.

     Ở thành phố và những thị trấn, thị xã những năm qua cấp tiểu học cũng đã có giáo viên chuyên trách nên việc học mỹ thuật ở THCS đã có phần đi vào nề nếp, học sinh biết vận dụng những kiến thức ở cấp dưới để làm phong phú cho những bài học của lớp trên, và đa số các em ở độ tuổi lớp 6, 7, 8 đều rất thích hoạt động tạo hình. Nặn, vẽ tranh, xem các tác phẩm mỹ thuật là nhu cầu thiết thực đối với các em. Dạy mỹ thuật ở THCS là thức tỉnh khả năng cảm nhận và tạo điều kiện cho các em trong hoạt động tạo hình, làm cho đời sống tinh thần phong phú hơn.

       Bên cạnh những thành phố, thị xã vẫn còn những khu vực vùng sâu, vùng xa vì điều kiện trường lớp, đồ dùng dạy học thiếu thốn và sự quan tâm chưa đúng mực, nhìn nhận về  môn học còn phiến diện nên giáo viên chưa thực sự nhiệt tình giảng dạy dẫn đến chất lượng dạy học mỹ thuật chưa cao. Học sinh chưa thực sự hiểu biết về môn học, chưa cảm nhận tốt và tiếp thu những kiến thức sâu rộng của môn học này. Trong đó, những hạn chế về mặt thực hành là một yếu tố lớn dễ gây chán nản cho những học sinh yếu về kỹ năng thể hiện bài tập. Giáo viên giảng dạy phải có phương pháp và khả năng thể hiện trực tiếp thì sẽ lôi cuốn được các em vào những bài tập thực hành . Với môn tạo hình ngoài những tư liệu giảng dạy như: sách báo, tranh ảnh và các phiên bản về mỹ thuật, người giáo viên phải có trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng thể hiện minh họa giỏi thì khi đó mới mang tính thuyết phục và hướng các em có kỹ năng thể hiện tốt các bài tập thực hành trong chương trình ở THCS

B- NỘI DUNG

I- THỰC TRẠNG DẠY – HỌC PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU Ở CẤP THCS TRÊN ĐỊA BÀN GIA LAI

Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai là nơi đào tạo ra phần đông giáo viên Mỹ thuật cho 2 cấp: Tiểu học và THCS, phần còn lại là học sinh tốt nghiệp từ trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Gia Lai và các trường đại học, cao đẳng khác. Trên đánh giá chung thì phần nào đáp ứng yêu cầu của môn học này tại tỉnh nhà.

Như trong phần mở đầu, nội dung chuyên đề là “ Thực trạng dạy – học môn vẽ theo mẫu ở cấp THCS ở trên địa bàn Gia Lai và những giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học thực hành”. Vậy, trong chương trình mỹ thuật ở THCS, những phân môn nào thực hành nhiều và phân môn nào lý thuyết nhiều? từ đặc điểm của từng phân môn mà giáo viên cần bám sát nội dung để thiết kế bài dạy phù hợp và hướng dẫn thực hành có hiệu quả. Từ đó có cở sở, thấy được những học sinh có hạn chế về kỹ năng thực hành để có phương pháp hướng dẫn, khắc phục cho các em, nâng cao năng lực thực hành. Tạo điều kiện để các em luyện tập nhằm khắc phục những yếu kém trong quá trình làm bài thực hành.

Phân môn Vẽ theo mẫu là môn học chuyên về thực hành. Đòi hỏi người giáo viên ngoài năng lực sư phạm còn phải là người giáo viên Mỹ thuật minh họa tốt ở trên bảng, trên giấy và có kiến thức rộng rãi về nhiều lĩnh vực, khi đó dạy những bài vẽ theo mẫu khô khan sẽ hấp dẫn các em hơn với những ví dụ hài hước, dí dỏm, mở rộng kiến thức cho các em qua bài học thực hành.

Với những trường trung tâm, có điều kiện, đa số giáo viên thực hiện tốt theo đúng nội dung chương trình, cụ thể cho từng bài dạy và có kết quả học tập cao. Nhưng vẫn có những điểm trường ở vùng sâu, vùng khó khăn kết quả học tập chưa cao với những lý do:

  1. Với các bài lý thuyết chung

+ Giáo viên chưa giải thích rõ khái niệm, cụ thể để học sinh dễ hiểu.

+ Nêu những kiến thức cơ bản một cách khái quát, chung chung.

+ Chưa có sự liên hệ với thực tiễn

+ Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm ĐDDH sơ sài, không sát với yêu cầu bài học.

  1. Với các bài thực hành
  2. Chuẩn bị

+ Giáo viên chưa có sự chuẩn bị mẫu sát với nội dung,.

+ Học sinh không có mẫu theo yêu cầu giáo viên đề ra.

  • Quá trình hướng dẫn học sinh cách vẽ:

+ Hướng dẫn học sinh qua loa, sơ bộ vì quá trình chuẩn bị mẫu không có hoặc vị trí xếp mâu trong lớp học đúng, đủ ánh sáng. Hình dáng chung của mẫu, vị trí trước, sau, cao, thấp, không đúng yêu cầu bài thực hành.

+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình: giáo viên ít minh họa bảng hoặc minh họa sơ sài, không đẹp.

Giáo viên đánh giá khả năng thực hành của học sinh chung chung, chưa có cách hướng dẫn cụ thể, không nhiệt tình.

+ Khi hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt:

Giáo viên chưa gợi ý cho các em cách quan sát mẫu và xác định hướng ánh sáng, bóng ngả của vật mẫu. Cùng với mẫu thực và hình minh họa trên bảng, giáo viên chưa đặt những câu hỏi cho học sinh tìm những ý khi vẽ theo mẫu như:

  • Phân biệt được độ đậm nhạt
  • Tìm ra ranh giới giữa các mảng sáng, tối.
  • Phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu
  • Vẽ đậm nhạt (hoặc màu)

Với thực trạng trên, phân môn Vẽ theo mẫu có hạn chế nhất định trong kết quả học tập của học sinh.

  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH MÔN VẼ THEO MẪU.

Để nâng cao năng lực thực hành của hoc sinh, giáo viên giảng dạy cần có chuyên môn vững vàng, thực hiện đúng chương trình của phân môn. Đồng thời linh hoạt áp dụng với từng địa phương nơi mình giảng dạy, hiểu biết sâu sắc và nắm bắt được khả năng thực hành của học sinh trong từng phân môn Mỹ thuật.

Với phân môn Vẽ theo mẫu, muốn có được kết quả cao trong thực hành của học sinh, giáo viên cần nắm bắt phương pháp và quy trình thực hiện sau:

  1. Quá trình dạy và học của giáo viên & học sinh ở phân môn Vẽ theo mẫu:

Để việc dạy và học có kết quả cao thì phải có sự phối hợp tốt giữa việc Dạy của giáo viên và việc Học của học sinh. Với phân môn thực hành là chủ đạo thì việc hướng dẫn của giáo viên tốt sẽ hướng bài tập của học sinh tới kết quả cao.

+ Vẽ kỹ thuật: yêu cầu vẽ kỹ thuật là phải đúng , chính xác…

+ Vẽ theo mẫu: không đòi hỏi chính xác như vẽ kỹ thuật mà chỉ yêu cầu mô phỏng lại mẫu, nét vẽ, hình vẽ không dùng thước, com-pa để vẽ…

+ Phương pháp vẽ theo mẫu:

 Nhằm nâng cao chất lượng bài thực hành ở phân môn Vẽ theo mẫu, với học sinh có năng khiếu thì giáo viên chỉ cần hướng dẫn 1 đến 2 lần là các em có thể tiến hành bài vẽ tốt. Còn đối với học sinh có hạn chế về kỹ năng thực hành thì giáo viên cần phải hướng dẫn cặn kẽ, tỉ mĩ cho từng trường hợp qua từng bước đến khi hoàn thiện bài. Vì vậy, đối tượng để nâng cao chất lượng bài tập ở đây là những học sinh có hạn chế về mặt thực hành. Giáo viên dạy học cần có những phương pháp cụ thể cho đối tượng học sinh khả năng thực hành yếu.

Hướng dẫn phương pháp vẽ theo mẫu là cách tiến hành bài vẽ từ: QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU đến CÁC BƯỚC DỰNG HÌNH rồi VẼ ĐẬM NHẠT cuối cùng HOÀN CHỈNH BÀI VẼ.

Cách tiến hành bài vẽ theo mẫu như thế nào? Trên thực tế bài của học sinh để giải quyết những vướng mắc cho các em.

  1. Vẽ khung hình:

+ Sau khi hướng dẫn chung cho cả lớp, giáo viên phải nắm bắt được những học sinh có khả năng thể hiện bài kém để hướng các em dựng khung hình (vấn đề cơ bản nhất).

Ví dụ: 

 

Cách chọn bố cục đứng hay nằm ngang tùy thuộc vào chiều nào của vật mẫu lớn hơn và khung hình bao quát sẽ là hình chữ nhật đứng hoặc nằm ngang.

1.2-          Tìm tỉ lệ bộ phận

Tương tự như phác khung hình hướng dẫn các em tìm tỉ lệ bộ phận (hay từng vật mẫu riêng biệt trong tập hợp mẫu).

1.3- Vẽ phác hình mẫu ( theo tỉ lệ đã xác định bằng nét thẳng, nét cong nhẹ)

1.4- Vẽ nét chi tiết

               

  1. Vẽ đậm nhạt ( ở THCS chủ yếu vẽ bằng chì đen)

Ở bước này, vừa bằng hình vẽ minh họa vừa bằng khả năng thể hiện trực tiếp, giáo viên cần vẽ mẫu để học sinh thực hiện theo. Với những bài tập đầu tiên, giáo viên cần tận tình để chỉ bảo những chỗ học sinh vẽ chưa được.

1.6-  Vẽ màu (học sinh chủ yếu sử dụng chì màu, sáp màu, bút dạ màu…chỉ có những nơi có điều kiện thì sử dụng màu nước, màu bột).

Với chì màu, sáp màu hay bút dạ các em đều dễ làm quen và sử dụng, điều cơ bản là giáo viên dạy các em cảm thụ về màu sắc, hình dáng của đồ vật. Phân biệt gam màu để thể hiện đối tượng trong  tranh của mình theo cảm xúc và giống với màu thực tế.

2- Một số giải pháp cụ thể trong quá trình Dạy – Học giúp nâng cao năng lực thực hành môn vẽ theo mẫu.

2.1- Những điểm cần chú ý khi hướng dẫn Vẽ theo mẫu

 Về phía giáo viên

- Hướng dẫn vẽ theo mẫu không nên chung, công thức. Cần nêu lên được vẻ đẹp của mẫu và đặc điểm của nó.

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học kỹ lưỡng, không sơ sài, chiếu lệ. Hình minh họa, gợi ý cần rõ ràng, đẹp.

- Chú ý những học sinh yếu về khả năng thực hành để có những gợi ý sát với bài học giúp các em hoàn thành bài vẽ. Và có thể chọn mẫu đơn giản, phù hợp khả năng thể hiện của từng nhóm, sau đó động viên để các em có tinh thần học tập hăng hái hơn.

 Về phía học sinh

Yêu cầu học sinh cùng chuẩn bị và tham gia bày mẫu.

- Chú ý quan sát để tìm ra đặc điểm của mẫu.

- Những bài học đầu tiên cần chú ý nhiều đến cách dựng hình, ước lượng tỉ lệ.

- Vẽ đậm nhạt phải phân mảng và tìm tương quan đậm nhạt.

Dạy vẽ theo mẫu cần lưu ý:

  • Với các bài lý thuyết chung

+ Giáo viên cần giải thích rõ khái niệm

+ Khắc sâu những kiến thức cơ bản

+ Liên hệ thực tiễn

+ Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm ĐDDH sát với yêu cầu, đẹp về hình thức.

  • Với các bài thực hành
  • Chuẩn bị

+ Giáo viên cần chuẩn bị mẫu sát với nội dung, không quá khó hay quá dễ

+ Yêu cầu học sinh cùng chuẩn bị mẫu (tùy vào bài học)

  • Hướng dẫn học sinh cách vẽ:

+ Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét sơ bộ về hình dáng chung của mẫu, vị trí trước, sau, cao, thấp…

+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình: (minh họa lên bảng các bước)

Đây là bước quan trọng và giáo viên cần phải đánh giá đúng khả năng thực hành của từng em để có cách hướng dẫn cụ thể, không chung chung.

+ Hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt:

Giáo viên cần gợi ý cho các em nhìn mẫu và xác định hướng ánh sáng, bóng ngả của vật mẫu. Cùng với mẫu thực và hình gợi ý, giáo viên đặt các câu hỏi cho học sinh:

  • Phân biệt được độ đậm nhạt
  • Tìm ra ranh giới giữa các mảng sáng, tối.
  • Phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu
  • Vẽ đậm nhạt (hoặc màu)

+ Hướng dẫn học sinh làm bài

Khi phát hiện học sinh có những sai sót trong bài vẽ, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý, đồng thời hướng dẫn các em quan sát, so sánh bài vẽ với mẫu thực xem có chỗ nào cần chỉnh sửa cho đúng, không nên sửa vào bài học sinh mà tìm cách gợi ý cho các em tự chỉnh sửa.

2.2- Hoạt động ngoại khóa, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho môn học Vẽ theo mẫu.

Giáo viên cần có những buổi giao lưu, giới thiệu những họa sĩ trong và ngoài tỉnh (hoặc giáo viên giữa các trường) thông qua đó học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm. Tạo sự liên kết, giúp đỡ giữa những giáo viên có kinh nghiệm và giáo viên mới vào nghề, giữa những giáo viên có khả năng sư phạm tốt trong giảng dạy môn Mỹ thuật.

Những buổi tọa đàm về chuyên đề nghệ thuật sẽ khơi dậy trong học sinh niềm đam mê nghệ thuật, sẽ định hướng cho những em có năng khiếu theo đuổi con đường chinh phục cái đẹp về sau này và cũng làm cho những học sinh chưa thực sự có khả năng trong học môn thực hành sẽ có những nhìn nhận mới để học tốt môn Vẽ theo mẫu.

Tham quan bảo tàng, đi dã ngoại những nơi có phong cảnh đẹp, những di tích lịch sử là một trong những yếu tố kích thích sự ham học, đam mê vẽ để thể hiện lại cảm xúc của học sinh. Vì vậy, cần tạo điều kiện khi có thể để học sinh thực hiện được những mong muốn của mình.

KẾT LUẬN

Địa bàn Gia Lai trải rộng, nhiều điểm trường còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, nên để có những điều kiện tốt cho học sinh học tập, nghiên cứu là không dễ. Những trường ở trung tâm thành phố, có điều kiện thì giáo viên có thể bố trí được những buổi tham quan bảo tàng Tổng hợp tỉnh, bảo tàng Quân đoàn 3 hay những di tích lịch sử…còn những trường ở xã, huyện thì không thể vì sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh phí, thời gian v.v…Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của môn học. Người giáo viên cần có những sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Linh hoạt với từng bài giảng, với từng lớp học và từng địa phương mà mình đứng lớp. 

Với khả năng chuyên môn của mình, để nâng cao năng lực thực hành ở môn vẽ theo mẫu, giáo viên cần:

  •  Cụ thể trên từng bài học để sử dụng giáo cụ trực quan đúng, hợp lý.
  •  Giáo viên cần giải thích rõ khái niệm, tùy đối tượng để dùng kiến thức phù hợp.
  •  Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm ĐDDH sát với yêu cầu, đẹp về hình thức, phong phú nội dung.
  • Tùy vào địa điểm trường để chuẩn bị bài dạy, đồ dùng dạy học phù hợp khả năng thực hành của học sinh.

Tóm lại, những yếu tố trên cộng với sự nhiệt tình, niềm say mê, yêu nghề và sự vững vàng trong chuyên môn của giáo viên sẽ giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập của phân môn Vẽ theo mẫu.

Với chương trình trên, giáo viên và học sinh ở những vùng có điều kiện thuận lợi sẽ dễ dàng thực hiện và thực hiện tốt. Nhưng những vùng còn khó khăn thì thực hiện được những bài dạy theo chương trình là cả một vấn đề lớn, về phía giáo viên cũng như về phía học sinh. Từ giáo cụ trực quan của giáo viên đến phòng học, ánh sáng v.v…

Để khắc phục được những thiếu thốn và khó khăn, hoàn thành tốt chương trình dạy và học của phân môn Vẽ theo mẫu, trước hết tôi dánh giá thực trạng của việc dạy – học phân môn Vẽ theo mẫu ở cấp THCS trên địa bàn và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành của học sinh trong việc học phân môn này.

Kiến nghị:

  • Cần có sự quan tâm hơn nữa về giáo dục nghệ thuật chung và Mỹ thuật nói riêng.
  • Giáo viên cần được trang bị các giáo cụ cần thiết, bảo đảm giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu.
  • Cần có phòng học hợp lý, đúng yêu cầu của môn học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Triệu Khắc Lễ (2006), Giáo trình Hình họa – NXB Đại học Sư phạm.

       [2] Nguyễn Quốc Toản (chủ biên), Hoàng Kim Tiến (2007), Phương pháp dạy-học Mỹ thuật -  NXB Đại học Sư phạm.

CÁC TIN KHÁC
Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Thư viện ảnh
Hỗ trợ online
thaiha0511@gmail.com
Hotline: 02693877244
phonghcqtc38@gmail.com
Hotline: 02693877351
Lượt truy cập
Online: 45 | Thống kê: 528811
Liên kết website
Bản quyền (C) 2013 thuộc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
Điện thoại: 0593.877.244 - Fax: 3877312. Email: cdspgialai@cdspgialai.edu.vn
Giấy phép số 383754/GP - BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 03/03/2013
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Địa chỉ: 126 Lê Thánh Tôn - T.P Pleiku - Gia Lai
Ghi rõ nguồn gốc "Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai" khi phát hành lại thông tin từ website này
Các trang sẽ mở ra tại cửa sổ mới. Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.