Nghiên cứu khoa học

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN

07/01/2015 8:19:54 CH - Lượt xem: 13462

PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐỊA PHƯƠNG BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ - TỈNH GIA LAI

Th.S Nguyễn Văn Lãm

                                                                                      Trưởng khoa TD - Nhạc - Họa

                                                                        

      TÓM TẮT: Môn thể thao tự chọn bậc Trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai trong những năm qua còn nhiều hạn chế và bất cập trong việc lựa chọn giảng dạy môn học này tại các trường học của tỉnh ta còn thiếu tính pháp lý trong khi thực hiện kế hoạch dạy học,  khi dạy thể thao tự chọn giáo viên chưa chú trọng đến thế mạnh địa phương điều đó được thể hiện; đa số giáo viên khi lựa chọn và dạy học mang tính tự phát, dạy học theo kế hoạch của giáo viên, vì vậy dẫn đến thiếu tính đồng nhất khi dạy môn học này trong toàn tỉnh Gia Lai. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã lựa chọn, nghiên cứu, trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp để viết bài tham luận này.

        I. ĐẶT VẤN ĐỀ

       Thể dục thể thao là một bộ phận quan trong không thể thiếu được trong công tác xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Thể dục thể thao với mục tiêu chiến lược phát triển con người toàn diện là một khoa học, đồng thời là một phạm trù hoạt động xã hội. Như vậy, TDTT chỉ phát huy được tác dụng khi mọi người, mọi tầng lớp nhân dân hiểu được mục đích, hiểu, biết được nguyên tắc, phương pháp tập luyện, áp dụng vào bản thân mình cho phù hợp, khoa học, tập luyện, rèn luyện TDTT với ý thức tự nguyện, tạo được thói quen tập luyện thường xuyên. Đảng ta đã thấy rõ được ý nghĩa, vị trí chiến lược quan trong của TDTT đối với chiến lược đào tạo con người. Muốn phát triển con người thì chúng ta phải thực hiện chăm lo phát triển GDTC. Nhà trường là cơ sở quan trọng, là nơi đào tạo những thế hệ trẻ từ mầm non đến Đại học.

         Đảng và chính phủ đã ra chỉ thị 48TTg/TTCP về việc giữ gìn nâng cao sức khỏe cho học sinh: “Tăng cường công tác TDTT, nhất là thể dục trong các trường học, kết hợp đảm bảo số giờ học TDTT trong chương trình với việc tổ chức cho học sinh rèn luyện thân thể ngoài lớp, gây thói quen tập luyện TD hàng ngày cho học sinh” Trong những năm qua Bộ GD - ĐT đã quan tâm rất nhiều đến công tác GDTC trong các bậc học từ Tiểu học đền Đại học, Cao đẳng, THCN, điều đó được thể hiện qua việc đổi mới chương trình thay sách giáo khoa các cấp, và đổi mới tiêu chí đánh giá cho điểm học sinh, sinh viên qua quy chế 25/2005 của Bộ GD – ĐT, và  Bộ GD - ĐT cũng đầu tư nhiều các công trình thể dục thể thao, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường chuyên nghiệp theo trọng điểm vùng miền.

        Gia Lai là một tỉnh có nền kinh kế, văn hóa, xã hội so với mặt bằng chung trong cả nước thì Gia Lai vẫn thuộc tỉnh phát triển xếp vào trung bình, chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có môn giáo dục thể chất. Việc dạy môn học GDTC trong đó có dạy học phần tự chọn bậc trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai còn nhiều hạn chế, và bất cập trong việc lựa chọn môn học, đối tượng học, và về mặt pháp lý trước khi nhà trường, giáo viên chọn môn học này. Từ những thực trạng trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu viết bài tham luận này. Hy vọng đây có thể là tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục đào tạo tại tỉnh Gia Lai nói chung và các nhà quản lý giáo dục tại các trường bậc THCS nói riêng có cái nhìn khách quan về nội dung dạy học thể thao tự chọn tại trường mình quản lí. 

II. KẾT QUẢ BÀN LUẬN

      2.1. Đặc điểm môn học Thể dục

 - Đặc điểm dạy và học môn Thể dục phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và khí hậu thời tiết ở các vùng miền khác nhau, các Sở giáo dục và Đào tạo căn cứ vào khung phân phối chương trình này để xây dựng phân phối chương trình cụ thể.

 - Khi bắt đầu năm học mới, phải đảm bảo cho mỗi giáo viên (GV) phải có văn bản, hướng dẫn phân phối chương trình để áp dụng thống nhất trong bộ môn của nhà trường.

      2.2. Thời gian giảng dạy

 Ban giám hiệu nhà trường lưu ý không bố trí các tiết thể dục dạy vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều, không bố trí học 2 tiết liền cùng buổi hoặc trái buổi (riêng môn Bơi do nhà trường quy định, bố trí học không quá 2 tiết/buổi, đặc biệt chú ý bảo đảm an toàn).          

     2.3. Khung phân phối chương trình môn TTTC cấp THCS.

 

Chương/

Môn TTTC

Lớp 6

Kỳ I

Tiết

TTTC

Kỳ  II

Tiết

Cả năm

Tổng/ năm

Chương 9

Môn TTTC

19 tuần

36

12

18 tuần

34

37 tuần

70  tiết

 

 

Chương 9

Môn TTTC

Lớp 7

19 tuần

36

12

18

34

37 tuần

70  tiết

 

 

Chương 9

Môn TTTC

Lớp 8

Kỳ I

Tiết

Kỳ  II

Tiết

TTTC

Cả năm

Tổng/ năm

19 tuần

36

18

34

12

37 tuần

70  tiết

 

 

Chương 9

Môn TTTC

Lớp 9

19 tuần

36

18

34

12

37 tuần

70  tiết

 

     Ghi chú: Trong đó: Không có tiết lý thuyết, 11 tiết học thực hành tập luyện, ôn và học); 1 tiết kiểm tra.

 2.4. Môn thể thao tự chọn (TTTC)

 Ngoài môn thể thao được biên soạn trong chương trình và sách giáo viên, giáo viên có thể lựa chọn những môn thể thao khác theo sự tham mưu của tổ chuyên môn, sự chỉ đạo của Ban giám giám hiệu nhà trường, của Sở GDĐT, nhằm phát triển các môn thể thao thế mạnh ở địa phương và phù hợp với điều kiện của nhà trường trên nguyên tắc:

 Sở GD&ĐT giao cho các Phòng Giáo dục chỉ đạo ủy quyền cho các trường tổ chức biên soạn chương trình chi tiết, xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức học sinh, tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

                   3.1.Đảm bảo tính pháp lý

      -  Dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, và hướng dẫn cụ thể cuả Sở giáo dục và Đào tạo Gia Lai.

     -  Căn cứ vào cơ sở chương trình - tiêu chuẩn: Đó là những kết quả cần phải đạt được trong quá trình giáo dục thể chất.

     -  Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

       Ngoài những môn được biên soạn trong chương trình. Giáo viên, có thể lựa chọn môn thể thao khác trên cơ sở thực tế tại nhà trường hiện có để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo sự chỉ đạo của Sở GDĐT, nhằm phát triển các môn Thể thao thế mạnh ở địa phương và phù hợp với điều kiện của nhà trường, (xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá và biên soạn chi tiết) bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức HS. Trình lãnh đạo BGH nhà trường phê duyệt để áp dụng ở nhà trường trong năm học để đảm bảo tính pháp lý.

       3.2. Đảm bảo lý luận, lô gic

       Khi xây dựng và lựa chọn môn học thể thao tự chọn cho học sinh giáo viên cần căn cứ một số điểm sau.

     -  Đảm bảo tính khoa học, tính thiết thực phù hợp với đối tượng học sinh.

      - Xây dựng nội dung môn học phải đảm bảo từ nhẹ đến nặng, đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.

     - Các cơ sở tư tưởng quy định về mục đích xã hội của hệ thống giáo dục thể chất, các nguyên tắc và các tư tưởng chỉ đạo khác phù hợp với mỗi hình thái xã hội nhất định.

      - Các cơ sở lý luận và phương pháp có tính thực tiễn – khoa học đảm bảo phù hợp với các quy luật phát triển.

     - Khi lựa chọn môn tự chọn cần chú ý các hình thức, phương tiện dạy học phải đảm bảo xuất phát từ giá trị nâng cao sức khoẻ như những tiêu chuẩn bắt buộc.

     - Lập kế hoạch và điều chỉnh LVĐ phải phù hợp với quy luật củng cố và tăng cường sức khoẻ.

     - Đảm bảo  thường xuyên giữa kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm.

     - Đảm bảo tính hệ thống, liên tục dạy học môn tự chọn sao cho một hoặc hai môn đã lựa chọn cho học sinh được học xuyên suốt chương trình THCS. Hạn chế mỗi năm giáo viên lựa chọn một môn thể thao tự chọn.

    * Ưu điểm:

     + Học sinh được tiếp xúc, làm quen và tập luyện với nhiều môn thể thao khác nhau,

     + Tạo được hứng thú cho người học ( học sinh có học trung bình, khá, yếu).

     * Hạn chế:

     + Khó khăn trong công tác dạy học nâng cao kỹ năng vận động cho học sinh.

    + Rất khó trong khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện những học sinh có năng khiếu thể thao cho đội tuyển nhà trường.

      3.3. Năng lực của giáo viên – dụng cụ sân tập

      Để dạy tốt môn thể thao tự chọn, giáo viên cần chú ý những điểm sau.

    - Thứ nhất: Phải căn cứ vào đặc điểm thế mạnh, sở trường môn thể thao mà mình có thể đảm nhận, lựa chọn và dạy tốt môn học này.

    - Thứ hai:  Đảm bảo cho giáo viên và học sinh có thể nhìn thấy và nghe thấy được tất cả những diễn biến xảy ra trong giờ tập.

    - Thứ ba: Phù hợp các quy tắc vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng. Điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện sân tập.

   -  Thứ tư: Giáo viên phải tính, phán đoán và loại trừ mọi khả năng gây trấn thương cho học sinh khi học tự chọn ( tổ chức dạy học nâng cao cho học sinh).      Việc tổ chức và tiến hành dạy học có hiệu quả môn thể thao tự chọn là một hoạt động phức tạp về nhiều mặt, vì vậy để buổi tập đạt hiệu quả cao, giáo viên phải chuẩn bị trước, phải tính toán đầy đủ ba yếu tố sau:

      3.3.1. Xác định nhiệm vụ buổi tập

      -  Nhiệm vụ buổi tập phải vừa sức học sinh. Phải xác định rõ vị trí của nó trong hệ thống các buổi tập theo kế hoạch đã định trước.

      -  Các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng phải cụ thể và phải căn cứ vào kết quả của buổi học trước để đề ra nhiệm vụ cho buổi tập tiếp theo sao cho phù hợp.

      -  Khi đề ra nhiệm vụ cần phải nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ mới nhất về phương pháp giải quyết các nhiệm vụ đó để kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung nhiệm vụ mới.

     3.3.2. Vạch kế hoạch cụ thể của buổi tập (Lập giáo án)

       Đây là bước quan trọng quyết định chất lượng buổi tập của người giáo viên. Kế hoạch này phải xác định được trình tự giải quyết các nhiệm vụ ở phần cơ bản của buổi tập bao gồm:

        + Thứ tự thực hiện các nhiệm vụ, các yêu cầu đề ra, sơ đồ tổ chức hoạt động của người tập, các bài tập nhằm giải quyết những nhiệm vụ.

        + Xây dựng một tổ hợp các bài tập phản ánh đầy đủ phương pháp giảng dạy và giáo dục theo một trình tự có cơ sở khoa học, sao cho câu trúc buổi học trước là tiền đề để tiếp thu, nâng cao kỹ năng vận động môn TTTC cho buổi học sau.

          3.3.3.Chuẩn bị sân bãi dụng cụ

      -  Sau đó xây dựng kế hoạch cho phần chuẩn bị và kết thúc phù hợp với các quy luật sinh học và sư phạm của phần đó. Cuối cùng là vạch ra các nhiệm vụ về nhà cho học sinh.

     -  Trước buổi tập, giáo viên cần định hình ra địa điểm tập, tập ở đâu? Nội dung bài học cần những dụng cụ gì, hiện tại ra sao? làm thử các động tác và phân công học sinh chuẩn bị dụng cụ và địa điểm tập luyện.

     3.4.Cơ sở vật chất

       Trong quá trình lực chọn môn thể thao tự chọn đòi hỏi giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường cần phải nghiên cứu kỹ như (chọn môn học gì, năng lực sở trường của giáo viên ra sao? khả năng tiếp thu của học sinh thực tế như thế nào?)

      -  Khi dạy môn thể thao tự chọn, các trường cần phải đảm bảo có đầy đủ thiết bị, dụng cụ tập luyện để học sinh tiếp cận được kỹ thuật của các môn thể thao.

     -  Không chọn những môn thể thao tự chọn trong khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, hạn chế số lượng, chất lượng công trình thể thao không đảm bảo.

    -  Không chọn môn thể thao trong khi cơ sở vật chất của nhà trường không có.

       Ví dụ : Dạy chay, dạy mang tính chất mô phỏng cho học sinh, tập bổ trợ kỹ thuật động tác.......

      3. 5. Đặc điểm học sinh ( vùng miền)

      Khi chọn môn thể thao tự chọn giáo viên cần chú ý những điểm sau.

     -  Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, giải phẫu, thể trạng đặc điểm ngoại hình học sinh vùng, địa phương.

      Ví dụ: Học sinh có chiều cao tốt, vùng miền địa phương giáo viên có thể chọn môn thể thao cho phù hợp ( như Bóng chuyền, Bóng rổ.......)

     -  Căn cứ vào khả năng, nhu cầu sự hứng thú ham thích được học và tập luyện môn thể thao của học sinh.

    3.6. Thế mạnh môn TTTC (địa phương)

      Khi lựa chọn môn thể thao tự chọn giáo viên cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau.

      -  Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn môn thể thao có thế mạnh của nhà trường .

       Ví dụ. Nhà trường luôn có truyền thống phát triển tốt hoạt động phong trào các môn thể thao nào đó thì chúng ta lên lựa chọn).

     -  Căn cứ vào sự phát triển mạnh mẽ các phong trào môn thể thao thế mạnh của địa phương.

      Ví dụ: Ở các tỉnh thành ở phía Bắc trong các trường học thường phát triển môn Cầu Lông, Đá cầu, Bóng Bàn. Bóng chuyền, Bóng đá....

        + Ở các tỉnh thành ở phía Nam trong các trường học thường phát triển môn Cầu Lông, Bóng Bàn,Võ thuật, Bóng chuyền.

       + Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong các trường học thường phát triển môn Đá cầu đế nhựa, da cá, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn...

IV.  XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  DẠY HỌC MÔN TTTC

      Trước khi lựa chọn và xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học môn thể thao tự chọn cho học sinh cấp THCS đòi hỏi giáo viên giảng dạy cần phải nghiên cứu, vận dụng các văn bản, đặc điểm địa phương, học sinh để áp dụng đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thực hiện, vì vậy chúng ta cần phải căn cứ vào những yếu tố sau.

     4.1.Những căn cứ

     -  Căn cứ vào PPCT môn thể thao tự chọn của Bộ GD & ĐT ban hành.

     -  Căn cứ vào hướng dẫn của Sở giáo dục và Đào tạo ban hành áp dụng trong ngành giáo dục tỉnh.

     -  Căn cứ theo đặc điểm học sinh, vùng, miền, địa phương.

     -  Căn cứ vào lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, và huấn luyện TDTT.

    -  Căn cứ vào nhu cầu cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của nhà trường.

    -  Căn cứ vào năng lực giảng dạy chuyên môn của giáo viên.

     4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học một môn thể thao tự chọn xuyên suốt chương trình THCS

TT

Nội dung

Khối lớp

6

7

8

9

 

1

- Xây dựng khái niệm kỹ thuật động tác.

- Học các bài tập bổ trợ kỹ thuật động tác.

- Bước đầu học kỹ thuật.(m1,m2) gv chọn.

- Kiểm tra.

 

x

 

 

 

 

2

- Ôn kỹ thuật động tác ở ( m1,m2)

- Học mới kỹ thuật động tác. ( m3,m4)gv chọn.

- Phối hợp ( m1,m2,m3,m4)

- Kiểm tra.

 

 

x

 

 

 

3

- Ôn tập kỹ thuật (m3,m4)

- Học kỹ thuật (m5, m6,m7,m8,) gv chọn.

- Phối hợp các kỹ thuật cơ bản.

- Kiểm tra.

 

 

 

x

 

 

 

4

- Ôn kỹ thuật động tác (m5, m6,m7,m8)

- Học kỹ thuật ( m9,m10) gv chọn.

- Học chiến thuật cơ bản.

- Giới thiệu luật thi đấu.

- Đấu tập, thi đấu, trọng tài.

- Kiểm tra.

 

 

 

 

 

x

      Trong đó: (m là mức độ, 1,2..... nội dung, độ khó cần đạt được trong cả chương trình THCS)

       Giáo viên chia mức độ kiến thức, kỹ năng môn TTTC cho học sinh học một mạch, xuyên suốt chương trình THCS theo mức độ tăng dần, ở lớp 6, lớp 7 giáo viên trang bị kiến thức, kỹ năng ở mức độ đơn giản, chủ yếu là xây dựng tạo khái niệm kỹ thuật đúng cho học sinh, đến lớp 8, lớp 9 GV trang bị kỹ năng động tác nhiều hơn, nâng cao yêu cầu, để phù hợp với sự phát triển thể chất của học sinh.

     4.3. Xây dựng tiến trình, kế hoạch dạy học cụ thể theo PPCT môn thể thao tự chọn xuyên suốt chương trình THCS

      Ở phần này giáo viên căn cứ vào khung kế hoạch dạy học năm học đã xây dựng, trên cơ sở đó giáo viên xây dựng kế hoạch, giáo án cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, và đối tượng học sinh. Dưới đây là một mẫu kế hoạch dạy học môn thể thao tự chọn bóng chuyền cho học sinh bậc THCS được trình bày như sau.

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN BÓNG CHUYỀN

11 ( 0,11,1)

Trong đó:  (0) là tiết lý thuyết, 11 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra, mỗi tuần 02 tiết, mỗi buổi dạy học 1 tiết.

TT

                            Tuần

Nội dung

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

12

 

1

Tư thế chuẩn bị và di chuyển.

X

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Kĩ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản.

X

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản

X

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phối hợp kĩ thuật chuyền bóng cao tay với chuyền bóng thấp tay.

 

 

 

 

x

x

 

 

 

 

 

 

5

Kĩ thuật phát bóng thấp tay chính diện.

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

6

Kĩ thuật phát bóng  cao tay chính diện

 

 

 

 

x

x

x

x

x

x

 

 

7

Kĩ thuật chuyền bước 1.

 

 

 

 

 

 

x

x

 

 

 

 

8

Kĩ thuật chuyền bước 2.

 

 

 

 

 

 

x

x

 

 

 

 

9

Kĩ thuật đập bóng theo phương có đà.

 

 

 

 

x

x

x

x

x

x

x

 

10

Phối hợp kĩ thuật chuyền bước 1, chuyền bước 2, và đập bóng.

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

 

 

11

Kĩ thuật chắn bóng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

 

12

Giới thiệu một số nội dung điều luật cơ bản trong thi đấu BC.

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

13

Giới thiệu một số chiến thuật cơ bản trong thi đấu BC.

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

14

Thực tập thi đấu và trọng tài BC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

15

Kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

4.4. Phương pháp dạy học môn tự chọn. Những yêu cầu trong  PPDH là:

+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình bậc học đã quy định.

+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên;

+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS,  tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài khó, kỹ năng động tác mới);

+ Bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất của kỹ thuật.

+ Nghiên cứu hợp lý, tránh tình trạng giáo viên yêu cầu học sinh quá cao khi thực hiện động tác ở nội dung này, (có thể gây ra chấn thương cho học sinh).

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hành

+ Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu,  thân thiện.

+ Khuyến khích, động viên học sinh học tập, tích cực tham gia đánh giá, nhận xét các hoạt động việc cá nhân và theo tổ, nhóm.

+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh có năng lực, kỹ năng vận động tốt và giúp đỡ học sinh có thể lực yếu kém.

+ Đảm bảo lượng vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lý.

+ Truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, độc lập học tập, không quá bị động ở giáo viên.

+ Tăng cường áp dụng  PPTC, thi đấu. Tạo tình huống để học sinh tự quản.

+ Không giảng giải, phân tích nhiều, dành nhiều thời gian cho  HS tập luyện.

+ Phát hiện học sinh có năng khiếu thể thao, bồi dưỡng, học nâng cao trong cùng một buổi học.

+ Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên  dự giờ thăm lớp, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.

      4.5. Đánh giá, xếp loại thể lực

      Thực hiện theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GDĐT quy định về  đánh giá, xếp loại thể lực học sinh. §èi víi häc sinh khuyÕt tËt vµ häc sinh miÔn häc m«n ThÓ dôc:

    Tham khảo :→Tham khảo thể loại bài học đặc trưng của bộ môn GDTC dưới đây, từ đó Thầy cô sẽ vận dụng trong thực tiễn các giờ học tại nhà trường theo PPCT một cách hiệu quả.

BÀI HỌC THỂ DỤC GỒM CÁC THỂ LOẠI SAU

TT

Bài học

Nội dung

 

1

 

Bài học mới

-  Lấy trang bị kiến thức, kỹ thuật động tác mới làm nội dung chủ yếu.

- Cần chú ý đến độ khó của động tác, trình độ, sức khỏe của học sinh.

 

2

 

Bài ôn tập

- Được sử dụng trước kiểm tra hoặc nâng cao định lượng.

- Áp dụng để rèn luyện sk, phát triển thể lực, củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật động tác.

 

3

Bài tổng hợp

- Gồm ôn bài cũ, học bài mới.

- Ôn tập thường đưa vào phần đầu phần cơ bản, học mới tùy thuộc vào yêu cầu bài học GV bố trí cho hợp lý, đạt hiệu quả.

 

 

4

Bài kiểm tra và

thi đấu

- Nhằm sử dụng để đánh giá kết quả của giáo dục, rèn luyện của học sinh.

- Đánh giá hiệu quả chất lượng giảng dạy của giáo viên.

 

IV. KẾT LUẬN

      -  Xây dựng môn thể thao tự chọn cho học sinh bậc THCS phải đảm bảo tính pháp lý.

      -  Phả phù hợp với đặc điểm học sinh vùng, miền địa phương sở tại mà trường đóng chân trên địa bàn.

      -  Phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.

      -  Thế mạnh và năng lực của giáo viên phải được xác định cụ thể.

      -  Xây dựng môn TTTC cần thể hiện xuyên suốt bậc học, qua đó phát hiện, phụ đạo riêng cho học sinh có năng khiếu cho đội tuyển thể thao nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

     [1] Nguyễn Hữu Châu – Nguyễn Văn Cường – Trần Bá Hoành – Nguyễn Bá Kim – Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên Trung học cơ sở - NXB Hà Nội.

     [2] Nguyễn Lương Lợi – Nguyễn Thế Cường – Đoàn Hữu Việt – Phan Thị Hiệp – Lê Quang Sơn – Nguyễn Đình Cường – Ngô Minh Viên – Trần Quang Dần – Trịnh Thị Bản – Cao Thị Hiên (2007), Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành giáo dục thể chất- NXB Đại học Sư phạm.

[3] Nguyễn Kim Minh (chủ biên) - Nguyễn Trọng Hải – Trần Đồng Lâm- Đặng Ngọc Quang (2004), Giáo trình Điền kinh (dùng cho dự án đào tạo giáo viên THCS) – NXB Đại học Sư phạm.

     [4] Trương Anh Tuấn (2004), Giáo trình Thể dục (dự án đào tạo giáo viên THCS) – NXB Đại học Sư phạm.

CÁC TIN KHÁC
Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Thư viện ảnh
Hỗ trợ online
thaiha0511@gmail.com
Hotline: 02693877244
phonghcqtc38@gmail.com
Hotline: 02693877351
Lượt truy cập
Online: 41 | Thống kê: 1028129
Liên kết website
Bản quyền (C) 2013 thuộc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
Điện thoại: 0593.877.244 - Fax: 3877312. Email: cdspgialai@cdspgialai.edu.vn
Giấy phép số 383754/GP - BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 03/03/2013
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Địa chỉ: 126 Lê Thánh Tôn - T.P Pleiku - Gia Lai
Ghi rõ nguồn gốc "Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai" khi phát hành lại thông tin từ website này
Các trang sẽ mở ra tại cửa sổ mới. Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.