Nghiên cứu khoa học

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CSVC, DCHT MÔN GDTC CỦA TRƯỜNG CĐSP GIA LAI

30/12/2014 8:47:52 SA - Lượt xem: 2351

.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, DỤNG CỤ HỌC TẬP

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI

                                                                                       Phạm Thế Chính

                                                                                  Trưởng bộ môn GDTC

       TÓM TẮT: Bài viết này đề cập đến một tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, dụng cụ học tập, rèn luyện thể dục thể thao trong học sinh, sinh viên, cũng như một số dụng cụ thể thao không phát huy được hiệu quả cho môn học Giáo dục thể chất, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục thể chất hiện nay của trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai.

1. Đặt vấn đề.

Thể chất là một trong năm mục tiêu giáo dục con người toàn diện của xã hội ta hiện nay, là cơ sở để tiếp nhận những mặt giáo dục còn lại. Giáo dục thể chất trong trường học góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, giúp các em năng động, hưng phấn, hứng thú hơn để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập, đồng thời như một biện pháp nghỉ ngơi tích cực làm giảm áp lực trong học các môn học chuyên ngành.

Trong những năm qua, giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về lượng và chất. Nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy của các bộ môn. Nhìn chung bộ môn giáo dục thể chất ở các trường Cao đẳng và Đại học hiện nay việc đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình vẫn chưa thực sự đồng bộ, còn nhiều bất cập. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các chuyên gia hàng đầu về giáo dục thể chất đã phân tích, đánh giá sự bất cập về cơ sở vật chất, đa số các trường, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho môn học giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế, không muốn nói là quá nghèo nàn, sơ sài không thể đáp ứng đúng, đủ mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy, cũng như nhu cầu học tập của sinh viên hiện nay. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học, cũng như làm ảnh hưởng rất lớn đến tính hứng thú đối với các hoạt động thể dục thể thao chính khóa và ngoại khóa của sinh viên.

Để đáp ứng được nhu cầu về hệ thống giáo dục thể chất, chất lượng giảng dạy và tiêu chuẩn “Rèn luyện thân thể trong học sinh, sinh viên “ . Chúng tôi nhìn nhận và khái quát hóa về nhu cầu đào tạo cũng như cơ sở vật chất hiện tại đang phục vụ cho môn học giáo dục thể chất và một số tiềm năng phát triển mạnh mẽ của bộ môn như sau.

2. Thực trạng cơ sở vật chất và dụng cụ môn học GDTC của nhà trường.

2.1. Bộ môn bóng đá và bộ môn điền kinh: Bộ môn bóng đá và một số nội dung học trong bộ môn điền kinh đều phải học chung trong sân vận động, chiều ngang sân hẹp, mặt sân “ sân đất” gồ ghề và đặc biệt là bị chồng chéo, khi có môn học bóng đá thì các môn khác như học chạy ngắn, chạy cự ly trung bình, chạy cự ly dài, môn học nhảy xa, môn học ném bóng, đẩy tạ ... khó có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ và chất lượng  giờ học hoặc ngược lại.

2.2. Bộ môn nhảy xa và nhảy cao: Hố nhảy xa chỉ có một hố, lại bố trí sát sân bóng đá phía sau khu vực cầu môn, không có khu dành cho sinh viên tập bổ trợ môn học, mặt hố không đảm bảo chất lượng, không thể đảm bảo được vệ sinh tập luyện và đảm bảo an toàn. Còn dụng cụ nhảy cao gồm hai bộ, một bộ đã quá cũ, không đủ số lượng cho giáo viên lên lớp, cũng như đảm bảo tính an toàn trong tập luyện.

2.3. Bộ môn ném đẩy: Chưa có sân đẩy tạ để cho học sinh, sinh viên học tập.

2.4. Môn bóng chuyền: Gồm có ba sân, cả ba sân, mặt sân đã xuống cấp đều không đủ điều kiện để cho học sinh, sinh viên học tập, và ngoại khóa.

2.5. Môn bóng ném: Đã nhiều năm nay giáo viên phải dạy môn bóng ném trên sân bóng chuyền làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, và tính an toàn trong giờ học.

2.6. Sân bóng rổ: Được tích hợp trong sân bóng chuyền, tuy nhiên trong chương trình giảng dạy lại không có môn bóng rổ.

2.7. Bể bơi: Đã nhiều năm nay, nhà trường phải đi thuê bể bơi cho sinh viên học.

3. Một số hình ảnh về cơ sở vật chất và các giờ học  GDTC.

3.1. Sân vận động.

3.2. Đường chạy 100m.

3.3. Hố nhảy xa.

3.4. Một giờ học môn leo dây của lớp TD k34.

3.5. Một giờ học bóng ném.

3.6. Sân bóng đá cỏ nhân tạo của nhà trường và hình ảnh rèn luyện thân thể của thầy và trò sau một ngày làm việc và học tập.

 

4. Một số giải pháp.

Xuất phát từ thái độ, động cơ cũng như hứng thú học tập đối với môn học GDTC, chất lượng học tập, phong trào rèn luyện ngoại khóa, phong trào thể dục thể thao toàn nhà trường và đặc biệt là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, cũng như sự phát triển của xã hội hiện nay thì sự cần thiết phải đổi mới, đột phá trong quá trình giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, phát triển con người toàn diện xây dựng một nền giáo dục hiện đại và tiến tiến. Thì sự cần thiết phải đổi mới chương trình giáo dục thể chất, hình thức hoạt động thể thao trong nhà trường hiện nay. Căn cứ vào những phân tích ở trên chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau.

- Cần đầu tư xây dựng mới, sửa chữa bổ sung kịp thời các hạng mục cơ sở vật chất thiết thực nhất, để phục vụ cho môn học.

- Phát triển mạnh mẽ các CLB thể thao, các loại hình dịch vụ kinh doanh thể thao như CLB cầu lông, CLB võ thuật, CLB bóng bàn, CLB bóng đá,…Đối tượng là sinh viên, cán bộ viên chức trong nhà trường và mọi người dân có nhu cầu tập luyện thể thao.

- Duy trì thường xuyên phong trào tập luyện và thi đấu thể thao trong và ngoài nhà trường

- Có chính sách ưu tiên kịp thời như cộng điểm vào môn học, miễn học môn học mà các em đã có thành tích cao trong câu lạc bộ mình tham gia cũng như thành tích cao thi đấu các môn thể thao cho nhà trường nhằm thúc đẩy động cơ học tập, khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện của các em.

- Để xây dựng các công trình thể thao có quy mô và chất lượng cao như sân cỏ nhân tạo, bể bơi, nhà thi đấu sân bóng chuyền, sân bóng rổ, sân bóng ném, và một số dụng cụ tập luyện có chất lượng cao,…thì sự cần thiết phải kêu gọi đầu tư từ các cá nhân, tập thể cho đến các doanh nghiệp có ý định kinh doanh thể thao.

- Cần có chương trình tham quan một số trường chuyên nghiệp trên toàn quốc thực hiện thành công trong việc xây dựng phát triển mô hình thể thao hóa trường học.

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả và phân tích trên, chúng tôi rút ra những kết luận và kiến nghị sau:

1. Kết luận:

1.1 Cơ sở vật chất và sân bãi phục vụ cho giảng dạy và học tập bộ môn GDTC của trường CĐSP Gia Lai còn rất thiếu thốn.

1.2 Cần thiết phải xây dựng mô hình xã hội hóa thể thao trường học tại trường CĐSP Gia Lai để phát triển phong trào học tập và rèn luyện TDTT cho sinh viên.

2. Kiến nghị:

2.1 Nhà trường cần có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất để phục vụ cho giảng dạy bộ môn GDTC và huấn luyện thể thao tại trường CĐSP Gia Lai.

2.2 Nhà trường cần có chính sách và biện pháp để xây dựng mô hình xã hội hóa thể thao trường học tại trường CĐSP Gia Lai.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục.

[2] Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp, Trương Anh Tuấn dịch (1998), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất - NXB TDTT.

CÁC TIN KHÁC
Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Thư viện ảnh
Hỗ trợ online
thaiha0511@gmail.com
Hotline: 02693877244
phonghcqtc38@gmail.com
Hotline: 02693877351
Lượt truy cập
Online: 88 | Thống kê: 645503
Liên kết website
Bản quyền (C) 2013 thuộc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
Điện thoại: 0593.877.244 - Fax: 3877312. Email: cdspgialai@cdspgialai.edu.vn
Giấy phép số 383754/GP - BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 03/03/2013
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Địa chỉ: 126 Lê Thánh Tôn - T.P Pleiku - Gia Lai
Ghi rõ nguồn gốc "Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai" khi phát hành lại thông tin từ website này
Các trang sẽ mở ra tại cửa sổ mới. Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.